Montessori – Một trong những phương pháp dạy học tiên tiến mà trường MN Thăng Long đã và đang áp dụng trong công tác dạy hoc cho trẻ MN

1417356102 | 0 bình luận | 6572 xem

Hiện nay, có rất nhiều các quan điêm khác nhau về trẻ như : Trẻ là người học tích cực, trẻ học qua chơi, trẻ em như một tờ giấy trắng... Với mỗi quan điểm khác nhau thì các nhà giáo dục sẽ có sự lựa chon những phương pháp giáo dục khác nhau dựa trên quan điểm đó để tác động vào đứa trẻ nhằm giúp đứa trẻ phát triển một cách tốt nhất , toàn diện nhất. Cúng xuất phát từ một quan điểm giáo dục “ trẻ em không phải là một tờ giấy trắng”, bà Maria Montessori đã đề ra một phương pháp dạy học vô cùng hiêu quả  và phương pháp này của bà hiện này đã và đang được nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới áp dụng. Đó là phương pháp dạy học cho trẻ mầm non mang chính tên của bà “ Phương pháp Montessori”. Đểu hiểu thêm vể phương pháp dạy học này của bà chúng ta hãy cùng đến với những thông tin sau: Tờ nhật báo Brooklyn Eagle đã từng viết về Maria Montessori như sau: “Bà là người đã cải cách hệ thống giáo dục trên toàn thế giới… là người phụ nữ dạy cho những đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ biết đọc biết viết – phương pháp giáo dục của Montessori đã thành công đến nỗi nó được áp dụng ở khắp các nước trên thế giới, từ nơi xa xôi nhất ở phía đông bán cầu như Hàn Quốc, cho đến nơi xa xôi nhất ở phía tây là Honolulu, và cả nơi xa xôi nhất ở phía nam như Argentina..”

 Với trẻ em bà Maria quan niệm rằng : Trẻ em thường không bộc lộ hết khả năng của chúng và vì thế người lớn không đánh giá đúng khả năng của trẻ. Bà cho rằng điều quan trọng là chúng ta phải hiểu trẻ; hiểu chiều sâu tâm hồn, khả năng tiềm tàng, và quy luật phát triển đầy bí ẩn của trẻ. Qua quan sát thực tế, Maria nhận thấy trẻ dễ dàng tiếp thu hiểu biết từ môi trường xung quanh như thế nào. Bà khám phá ra rằng, khi có được tự do ở một mức độ nào đó trong một môi trường có chuẩn bị với những hoạt động đa dạng, trẻ em từ bốn đến sáu tuổi tự giác học đọc và viết, tự chọn các công việc hơn là chỉ chơi, thích trật tự và yên tĩnh, và phát triển đời sống xã hội thực sự qua làm việc cùng nhau. Từ những phát hiện quan trọng đó, bà quyết tâm lập ra phương pháp cải cách giáo dục. 
Phương pháp giáo dục của Maria được cho là khoa học và toàn diện. Bà lưu ý đến mọi yếu tố có thể góp phần tạo nên kết quả thành công từ kiến thức về tâm lý, về nhân học của giáo viên, môi trường cảnh quan của lớp học, đến các phương pháp giảng bài, phương pháp giáo dục phát triển các giác quan, cách thưởng phạt, giáo dục thể chất, giáo dục hướng nghiệp v.v… Các khái niệm về giáo dục của Maria được áp dụng rông rãi cho tới ngày nay là: (1) giáo viên phải chú ý đến học sinh hơn là học sinh chú ý đến giáo viên; (2) học sinh tự tiến bộ trong một môi trường cung cấp các phương tiện tiếp thu kiến thức có kiểm soát; (3) các chất liệu giảng dạy gợi trí tưởng tượng là trung tâm của quá trình; (4) học sinh phải có cơ hội tự tiến lên bằng chính bước chân của mình và tự nhận ra những sai lầm của mình. 
Maria Montessori chỉ ra rằng muốn có chất lượng bài giảng, người giáo viên phải coi trọng ba yếu tố cơ bản. Thứ nhất, giáo viên phải tính toán kĩ mình sẽ nói những gì; càng giảm thiểu những từ vô nghĩa thì bài học càng trở nên hiệu quả. Thứ hai, giáo viên phải chú trọng đến tính đơn giản dễ hiểu của bài giảng: Phải loại bỏ tất cả những gì không hoàn toàn là chân lý, phải chọn những từ ngữ đơn giản nhất. Thứ ba, bài giảng phải khách quan: Tính cá nhân của giáo viên phải biến mất, điều được giảng dạy là đối tượng duy nhất giáo viên hướng học trò chú ý tới. 
Thực tế chứng minh phương pháp giáo dục của Maria đã thành công rực rỡ ở mọi quốc gia trên thế giới. Nhờ có phương pháp của bà mà những trẻ em thiểu năng trí tuệ được coi là không thể học cũng có thể tiếp thu kiến thức và có thể vượt qua những kì thi dành cho trẻ em bình thường. Phương pháp của bà cũng góp phần to lớn giúp các phụ huynh phát hiện và nuôi dưỡng những trẻ có tài năng đặc biệt từ khi các em còn bé. Năm 1912 cuốn sách mô tả phương pháp giáo dục của Maria lần đầu tiên được xuất bản và chỉ trong bốn ngày đã có 5000 bản copy được mua. Năm 1913 bà sang thăm nước Mĩ và với sự giúp đỡ của những nhân vật nổi tiếng tâm huyết với giáo dục như vợ chồng Alexander Graham Bell, Helen Keller, Thomas Edison, bà đã lập Hội giáo dục Montessori ở Washington DC. Năm 1929 bà thành lập Hội giáo dục quốc tế Association Montessori Internationale viết tắt là AMI ở Đan Mạch. Sau đó các trung tâm AMI được mở ở nhiều quốc gia khác như Anh, Đức, Hà Lan… Trong các năm 1949, 1950, 1951, cái tên Maria Montessori nằm trong danh sách đề nghị xét tặng giải Nobel hòa bình. 
Xét một cách toàn diện, nền giáo dục của mỗi quốc gia ở một mức độ nào đó đều được hưởng lợi từ phương pháp cải cách của Maria Montessori. Giờ đây khi mà tất cả các nhà hoạch định chính sách đều xác định rõ ràng rằng đầu tư cho giáo dục là sự đầu tư khôn ngoan nhất, khi mà hầu hết các bậc cha mẹ đều ý thức được rằng, tài sản quý giá nhất mà có thể để lại cho con cái là sự giáo dục tốt thì những nhà cải cách giáo dục thành công như Maria Montessori càng được biết ơn và tôn vinh.

Như vậy với một lượng thông tin nhỏ như trên về bà chúng ta đủ hiểu rằng phương pháp của bà vì sao lại được rất nhiều nhà giáo dục chú ý đến và đi sâu vào tìm hiểu để áp dụng cho trường học của mình và trong đó có những trường học tại Việt Nam hiện nay trong đó có trường Mn Thăng Long.

Để thực hiện  tốt và đạt hiệu quả trong việc ứng dụng phương pháp dạy học này,  trường MN Thăng Long đã có rất nhiều giải pháp để nhằm nâng cao hiểu biết cũng như  kỹ năng giảng dạy cho giáo viên về phương pháp Montessori này.  Và một trong những giair pháp mà trường MN Thăng Long đã và đang tiến hành đó là mời chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm về lĩnh vực này về dạy thực hành phương pháp Montessori cho 100% giáo viên các lớp từ khối nhà trẻ cho đến khối mẫu giáo lớn. Ngoài ra, nhà trường luôn khuyến khích các giaó viên tự tìm hiểu, tự nghiên cứu thêm về phương pháp này để nâng cao hiểu biết và sức sáng tạo trong việc ứng dưng phương pháp Montessori tại trường mình. BGH triển khai việc hương dẫn giáo viên tiến hành thiết kế các góc kỹ năng sống ngay tại trong lớp mình để hằng ngày các con được làm quen và thực hành nhiều bài học về kỹ năng sống  dưới hình thức dạy của PP Montessori. BGH cùng giáo viên xây dựng cương trình Montessori cho các khối lớp sao cho phù hợp với khả năng trẻ của từng độ tuổi và phù hợp với cơ sở vật chất của trường hiện có. Với những giải pháp trên trường Mn Thăng Long đang lỗ lực ngày càng áp dụng một cách thường xuyên, có hiệu quả và thành công phương pháp Montessori để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ đặc biệt là nâng cao kỹ năng cho trẻ nhất là với những trẻ tự kỷ tại trường.

      Sau đây là một số những hình ảnh có liên quan:

                                                                    

Trần Duyên - Giáo viên trường mầm non Thăng long - BGS

Xem thêm
Chat với chúng tôi
Đăng ký trực tuyến