Các phương pháp ôn tập hiệu quả môn ngữ văn dành cho học sinh khối 9

1531811787 | 0 bình luận | 2097 xem

Trường THCS & THPT Quốc tế Thăng Long là môi trường giáo dục kỷ cương, thân thiện, hiện đại, ưu việt, luôn chú trọng chất lượng đầu ra cho các em học sinh. Vào những ngày đầu tháng tư, các em khối 9 của nhà trường lại tất bật, hối hả ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2018 - 2019. Đối với môn Ngữ văn lớp 9, các em cùng một lúc phải ghi nhớ rất nhiều đơn vị kiến thức, kỹ năng  của môn học. Vì vậy, để chuẩn bị cho các em hành tranh vững chắc nhất trước khi bước vào kỳ thi quan trọng, mang tính chất bước ngoặt đầu tiên của cuộc đời thì cần phải có những phương pháp ôn tập hiệu quả, phù hợp.

Qua thực tế giảng dạy, tôi rút ra được một số phương pháp ôn tập môn Ngữ văn 9 đạt hiệu quả như sau:

Phần Đọc hiểu

Với những đơn vị kiến thức văn bản: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc văn bản và ghi nhớ bằng từ khóa. Thường xuyên tóm tắt lại chủ đề, nhan đề, nhân vật, các sự kiện chính, các thủ pháp nghệ thuật quan trọng….

Với đơn vị kiến thức chương, chủ đề: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh ôn tập bằng bảng biểu: Bảng ôn tập có thể thiết kế theo thể loại, theo niên biểu, so sánh đơn vị kiến thức … hoặc sơ đồ (Graph) gồm nhiều loại như: Đường trục thời gian, sơ đồ chuỗi sự kiện, sơ đồ hình cây …

Phần tạo lập văn bản

Năng lực tạo lập văn bản là một bộ phận quan trọng của năng lực sử dụng ngôn ngữ. Đây là hoạt động viết để tạo lập một văn bản hoàn chỉnh theo định hướng (yêu cầu của đề thi) về nội dung và hình thức; thể hiện qua cách thức tổ chức (thường là đoạn văn, bài văn, bài văn tự do …)

Để làm tốt dạng bài này, trước hết giáo viên cần ôn luyện cho học sinh kỹ năng viết câu, hướng dẫn học sinh làm bảng biểu về các kiểu câu, rồi viết các câu theo mẫu cho trước. Sau đó giáo viên thu lại, chấm và chữa cho học sinh.

Tiếp đến, giáo viên ôn cho học sinh các kỹ năng viết đoạn, hướng dẫn cho học sinh kỹ năng viết các dạng đoạn văn thường gặp như: Tổng - phân - hợp, diễn dịch, quy nạp. Ngoài ra giáo viên có thể cho học sinh viết các đoạn theo câu chủ đề cho trước, hoặc tự tìm câu chủ đề rồi viết. Tiếp đến, cho học sinh tìm câu chủ đề, tích hợp các kiến thức Tiếng Việt để viết thành những đoạn văn hoàn chỉnh.

Khi học sinh đã nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản, giáo viên cho học sinh luyện các dạng đề với những chùm câu hỏi từ mức độ nhận biết đến vận dụng, phân ra thành nhiều cấp độ khác nhau, đảm bảo phù hợp với mức độ tiếp thu của từng đối tượng học sinh. Đặc biệt, khi cho học sinh luyện đề, giáo viên cần thường xuyên chấm bài, sửa chữa và khắc phục nhược điểm cho từng học sinh.

Với những phương pháp trên, hi vọng các em học sinh khối 9 của nhà trường sẽ tiếp tục có một mùa ôn thi hiệu quả, đạt thành tích cao trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới.

Hoàng Thị Hường

Giáo viên Trung học

Xem thêm
Chat với chúng tôi
Đăng ký trực tuyến