Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy và học

1498440997 | 0 bình luận | 6018 xem

Như chúng ta đã biết, không có phương pháp dạy học nào là vạn năng. Bản thân mỗi phương pháp đều thể hiện những ưu, nhược điểm riêng của nó. Tuy nhiên, một phương pháp có nhiều ưu điểm, đáp ứng được yêu cầu đổi mới và có thể vận dụng tốt vào quá trình dạy học hiện nay đó chính là phương pháp Bản đồ tư duy.

Bản đồ tư duy (BĐTD) là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề. Đó còn là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau vì vậy có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương,... và giúp cán bộ quản lí giáo dục lập kế hoạch công tác.

Qua thực tế cho thấy, với bất kỳ môn học nào giáo viên cũng có thể ứng dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy. Thực hiện bản đồ tư duy giúp học sinh rèn luyện kỹ năng và tư duy khoa học, đặc biệt ghi nhớ được sâu sắc mà không sa vào lối học vẹt, thuộc lòng máy móc.

Cách “ghi chép” có hiệu quả trên BĐTD: 

  1. Dùng từ khóa và ý chính. 
  2. Viết cụm từ, không viết thành câu. 
  3. Dùng các từ viết tắt. 
  4. Có tiêu đề. 
  5. Đánh số các ý.
  6. Liên kết ý nên dùng nét đứt, mũi tên, số, màu sắc,… 
  7. Ghi chép nguồn gốc thông tin để có thể tra cứu lại dễ dàng. 
  8. Sử dụng màu sắc để ghi. 

Trong những năm học vừa qua, bộ môn Tin học trường THCS&THPT Quốc tế Thăng Long đã tích cực ứng dụng BĐTD trong dạy và học. Không chỉ giới thiệu, khuyến khích học sinh ghi chép bằng BĐTD trên giấy (vở) mà còn hướng dẫn học sinh sử dụng phần mềm Imindmap và các phần mềm khác để vẽ BĐTD trên máy tính.

Cho đến nay, hầu hết học sinh ở các khối lớp cấp 2 đều đã tương đối thành thạo khi sử dụng phần mềm vẽ BĐTD trên máy tính để tóm tắt lại nội dung bài học, tổng kết chương, ôn tập, lập kế hoạch, giới thiệu bản thân… và xuất BĐTD ra các định dạng khác nhau phục vụ cho việc học tập, lưu trữ và chia sẻ.

Một số sản phẩm của học sinh:

                                                                         BĐTD: 7 thói quen thành đạt- Học sinh Thành Long 6A2

                                                BĐTD: Giới thiệu về máy tính  – Học sinh Trần Anh Tuấn 6A2

 

Hi vọng, với việc sử dụng công nghệ thông tin và BĐTD trong dạy và học sẽ mang lại hiệu quả cao và khích lệ việc học tập của học sinh ngày càng tốt hơn.

                                                                                                                                                              Hoàng Thị Bích Hậu

                                                                                                                                                               Giáo viên Tin học  

Xem thêm
Chat với chúng tôi
Đăng ký trực tuyến