CÙNG LỚP 6A1 TRIỂN KHAI PHẦN TRỰC TUẦN DƯỚI CỜ VỚI CHỦ ĐỀ "NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN CỦA DÂN TỘC"

1517197751 | 0 bình luận | 4009 xem

Sáng thứ 2, ngày 29-1, các bạn học sinh lớp 6A1 triển khai phần sinh hoạt dưới cờ theo chủ đề:Tìm hiểu về ngày tết cổ truyền của dân tộc 

Ngày Tết đến, ai cũng mong muốn sum họp, đoàn viên. Tết Nguyên Đán là ngày lễ có ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, đây là ngày để mọi con người đều đoàn tụ với gia đình, trở về quê hương và nhớ về tổ tiên. Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây.

Tết Nguyên Đán Việt Nam có ý nhĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, thể hiện sự trường tồn cuộc sống, khao khát của con người về sự hài hòa Thiên – Địa – Nhân. Tết Nguyên Đán là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong tinh thần văn hóa nông nghiệp; với gia tộc và xóm làng trong tính cộng đồng dân tộc; với niềm tin thiêng liêng, cao cả trong đời sống tâm linh…

Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Tết năm mới hay chỉ đơn giản: Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam

Nguyên nghĩa của chữ “Tết” chính là “tiết”. Hai chữ “Nguyên Đán” có gốc chữ Hán; “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” là buổi sáng sớm. Cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán”

Ý nghĩa sâu sắc của ngày Tết Nguyên Đán đối với người Việt Nam: 

Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà,… được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương của tuổi thơ yêu dấu. “Về quê ăn Tết”, đó không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về với cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn.

Theo quan niệm của người Việt Nam, ngày Tết đầu xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho cả xã hội: tình cảm gia đình, tình cảm thầy trò, bệnh nhân với thầy thuốc, ông mai bà mối đã từng tác thành đôi lứa, bè bạn cố tri…

Tết cũng là ngày đoàn tụ với cả những người đã mất. Từ bữa cơm tối đêm 30, trước giao thừa, các gia đình đã thắp hương mời hương linh ông bà và tổ tiên và những người thân đã qua đời về ăn cơm, vui Tết với con cháu (cúng gia tiên). Trong mỗi gia đình Việt Nam, bàn thờ gia tiên có một vị trí rất quan trọng. Người Việt Nam tin rằng những ngày Tết vui vẻ đầu năm báo hiệu một năm mới tốt đẹp sẽ tới. Năm cũ đi qua mang theo những điều không may mắn và năm mới bắt đầu mang đến cho mọi người niềm tin lạc quan vào cuộc sống. Nếu năm cũ khá may mắn, thì sự may mắn sẽ kéo dài qua năm sau.Với ý nghĩa này, Tết còn là ngày của lạc quan và hy vọng.

Tết là sinh nhật của tất cả mọi người, ai cũng thêm một tuổi vì thế câu nói mở miệng khi gặp nhau là mừng nhau thêm một tuổi. Người lớn có tục mừng tuổi cho trẻ nhỏ và các cụ già để chúc các cháu hay ăn chóng lớn và ngoan ngoãn, học giỏi; còn các cụ thì sống lâu và mạnh khoẻ để con cháu được báo hiếu và hưởng ân phúc

Nhắc đến ngày tết cổ truyền còn phải nhắc đến các trò chơi dân gian: 

Xưa kia, trò chơi dân gian được ra đời trong hoàn cảnh thiếu thốn về cơ sở vật chất cũng như điều kiện sinh hoạt. Việt Nam lại là đất nước nông nghiệp, nên các trò chơi dân gian cho trẻ em thường gắn liền với môi trường sống và rất gần gũi với thiên nhiên.

Trong các dịp tết, lễ hội, những trò chơi dân gian là điều không thể thiếu bởi phải có những trò chơi thì con người mới vui vẻ, hòa nhập và gần gũi hơn với nhau. Người lớn thì kéo co, thi vật, trẻ em thì nhảy dây, chơi chuyền...

Trò chơi dân gian không đơn thuần là những trò vui tiêu khiển mà nó chứa đựng những nét đẹp văn hóa và mang giá trị truyền thống dân tộc.

+Ô ăn quan

+Rồng rắn lên mây

+Bịt mắt bắt dê

+Nhảy lò cò

+Chơi đu

+Đấu vật

+Chọi gà

+Kéo co

+Chơi cờ tướng - cờ người

Để các bạn học sinh hiểu sâu sắc hơn về ngày tết cổ truyền dân tộc và cùng hòa chung không khí mùa xuân Mậu Tuất đang tới, tập thể lớp 6A1 đã gửi tới quý thầy cô giáo và các bạn học sinh chương trình trực tuần chào mừng Xuân Mậu Tuất. Mở đầu chương trình là vở kịch mang tên: “Ngày tết của mẹ" do các bạn học sinh lớp 6A1 dàn dựng và thực hiện. 

Phần trình diễn của các bạn học sinh lớp 6A1 vô cùng tự nhiên và xúc động

Tiếp nối chương trình, lớp 6A1 còn  trân trọng gửi tới  quý thầy cô và các bạn đến với không khí mùa xuân qua ca khúc: Chào xuân mới  và tiết mục nhảy Likey qua sự thể hiện của cô giáo  Nắng Hồng và các bạn học sinh của lớp .
 

 

 Phần sinh hoạt dưới cờ của lớp 6a1 kết thúc trong niềm vui hân hoan chào đón năm mới của tất cả thầy và trò trong toàn hệ thống. Tập thể lớp 6a1 xin gửi tới quý thầy cô và các bạn lời chúc  một mùa xuân mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc !

                                                                               Ban truyền thông lớp 6A1.

 

 

Xem thêm
Chat với chúng tôi
Đăng ký trực tuyến