Hoạt động đọc và viết với trẻ 5-6 tuổi

1638847241 | 0 bình luận | 1343 xem

“Trẻ thể hiện hứng thú với việc “đọc”, trẻ thể hiện một số hành vi ban đầu của việc “đọc”, thể hiện một số hiểu biết ban đầu về việc “viết”. Việc hình thành kỹ năng tiền học “đọc” học “viết” cho trẻ mẫu giáo là một vấn đề rất cần thiết trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay. Trong thời kỳ đổi mới hiện nay việc công nghiệp hóa - hiện đại hóa phải đặt trên nền tảng dân trí. Chính vì vậy, đa số phụ huynh đều muốn con mình thông minh, học giỏi. “Giỏi” trong tư tưởng của phụ huynh là con mình càng biết viết, biết đọc nhiều là giỏi và vì thế khi đưa con vào trường phụ huynh chỉ mong con mình biết càng nhiều chữ càng tốt. Với tôi là giáo viên khối Simba nên biết được rằng: Tuy cùng một độ tuổi nhưng sức học của trẻ không đồng đều, có trẻ phát âm chuẩn, nhanh nhớ chữ, biết cách cầm bút và có tư thế ngồi khi viết. Phụ huynh quan tâm đến việc cho trẻ học đúng lúc, đúng phương pháp qua việc cho trẻ được học qua lớp Mickey, Doreamon và lên lớp Simba. Bên cạnh đó, còn những trẻ đọc được 29 chữ cái nhưng không hề biết mặt chữ, đọc từ rất “Thành thạo” nhưng không biết từ đó viết như thế nào. Do phụ huynh nóng lòng chỉ muốn con học chữ nên cho trẻ học bằng nhiều hình thức, trẻ học khi chưa đến tuổi phải học. Các bậc phụ huynh không hiểu rằng khi bắt đầu học trước tuổi như thế sẽ dẫn đến sự quá tải cho tâm trí non nớt của trẻ. Để phát triển khả năng “đọc”, “viết”, trước hết người giáo viên phải phát triển khả năng nghe, nói của trẻ. Không gì phát triển nhanh chóng tích cực bằng việc thường xuyên cho trẻ nghe, cho trẻ nói. Vì vậy, tôi  thường xuyên trò chuyện và khuyến khích trẻ nói qua các hoạt động trong ngày tạo cơ hội để trẻ được nghe các âm thanh khác nhau từ môi trường. Ví dụ: Tiếng kêu của động vật, âm thanh của phương tiện giao thông, âm thanh đồ vật, âm thanh của một số hiện tượng tự nhiên. Bởi vì các âm thanh khác nhau ấy sẽ có tác dụng kích thích thính giác các giác quan cuả trẻ rất lớn. Để tạo được sự hứng thú của trẻ khi tham gia giờ học tôi luôn lựa chọn những hình ảnh sinh động, ứng dụng phần mềm Power Point có chứa nhóm chữ cái trẻ học và luôn sử dụng phương pháp “Học bằng chơi, chơi mà học”để giúp trẻ lĩnh hội những kiến thức mới.

(Hình ảnh học bằng chơi, chơi mà học)

(Hình ảnh trẻ tạo hình chữ ô)

Cho trẻ làm quen với “đọc, viết” được tên của mình, “đọc, sao chép” được các chữ trong các đồ dùng gần gũi, trong các góc hoạt động của lớp ở những giờ ngoài giờ học như hoạt động ngoài trời, hoạt động góc hay hoạt động chơi sau 4h chiều...

(Hình ảnh trẻ viết tên của mình)

Tôi cho trẻ nhận được các chữ, hướng chữ, quy tắc đọc tiếng Việt: Từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Hoặc để củng cố chữ cái tôi cho trẻ ôn lại những nhóm chữ cái đã học bằng cách viết hay tìm những chữ đó trong các bài thơ, bài hát.

(Hình ảnh trẻ viết nhóm chữ cái đã học)

Tôi luôn hướng trẻ chơi ở những góc sách truyện hay góc học tập bởi đây là những góc chơi giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ của mình được nhiều nhất. Trẻ được đọc qua những quyển sách hay qua những lời thoại có trong những câu chuyện, hóa thân thành các tuyến nhân vật có trong câu chuyện.

Tôi luôn cho trẻ làm quen và tập viết theo những nét, chữ cái hôm nay học sau chính giờ học đó để trẻ nắm vững được kiến thức hơn.

(Hình ảnh trẻ viết nét khuyết trên, khuyết dưới)

Để tạo môi trường ngôn ngữ nói phong phú, tôi xây dựng những nhóm nhỏ trong lớp có trẻ giỏi, trẻ yếu để trẻ giúp đỡ nhau học tập bằng vốn từ và ngôn ngữ dễ hiểu hơn.

Với những cách làm như trên lớp tôi 85% trẻ nhận biết và đọc được 29 chữ cái đã học. Trẻ phát âm chính xác hơn, giảm đáng kể tình trạng trẻ nói lắp và ngọng. Một số trẻ có thể ghép và đánh vần được những từ đơn giản. 95% trẻ biết viết và đánh vần được tên của mình. Đặc biệt trẻ rất hứng thú trong giờ học “Làm quen với chữ cái”

CTV- Đỗ Thị Diễm

Giáo viên Mầm non

Xem thêm
Chat với chúng tôi
Đăng ký trực tuyến