DẠY HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN

1480986880 | 0 bình luận | 703 xem

 Bên cạnh phương pháp dạy truyền thống, dạy học theo dự án (DHDA) là phương pháp dạy nhằm bắt nhịp với xu thế hiện đại trong giáo dục để nâng cao năng lực học tập của học sinh (HS). Hiểu được nguyên lý DHDA, giáo viên (GV) sẽ có thêm cơ hội phát huy tính tích cực của HS, từ đó làm cho hoạt động dạy học vừa phong phú vừa gắn bó với thực tiễn. Do đó, phương phấp dạy học dự án đã được áp dụng bởi các tiết học của giáo viên trường trung học quốc tế Thăng Long.

 Ngày nay, DHDA được coi là một hình thức dạy học vì khi thực hiện một dự án phải có nhiều phương pháp dạy học cụ thể được sử dụng. Có thể hiểu đây là một hình thức dạy học trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp và có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành để tạo ra sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thể hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập. Làm việc nhóm là hình thức làm việc cơ bản của DHDA.

 Có thể thấy những đặc điểm cơ bản của DHDA bao gồm: Định hướng thực tiễn, có ý nghĩa thực tiễn xã hội, định hướng hứng thú người học, tính phức hợp, định hướng hành động, tính tự lực cao của người học, cộng tác làm việc và định hướng sản phẩm. Về mục tiêu, DHDA vừa tạo ra sản phẩm vừa thực hành nghiên cứu lại giải quyết được một vấn đề. Nếu phân loại theo chuyên môn thì có dự án trong một môn học, dự án liên môn, dự án ngoài chuyên môn. Nếu phân loại theo quỹ thời gian thì có: Dự án nhỏ, dự án trung bình và dự án lớn. Khi phân loại theo nhiệm vụ thì có: Dự án tìm hiểu, dự án nghiên cứu, dự án thực hành và dự án hỗn hợp. Bên cạnh đó có thể phân loại theo sự tham gia của người học và sự tham gia của người dạy.

 Tóm lại, DHDA là hình thức dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học hiện đại như: Định hướng người học, định hướng hành động, dạy học giải quyết vấn đề và quan điểm dạy học tích hợp. Bên cạnh đó, DHDA góp phần gắn lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, tham gia vào việc đào tạo năng lực làm việc tự lực, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác làm việc của người học. Chính vị vậy, tập thể giáo viên của trường TH QT Thăng Long luôn cố gắng áp dụng không những phương pháp DHDA mà còn những PPDH khác nhằm nâng cao chất lượng bài giảng, tạo hứng thú và say mê học tập của học sinh.

 Trương Thúy Hằng - Giáo viên môn Tiếng Anh trường THCS & THPT Quốc tế Thăng Long

Xem thêm
Chat với chúng tôi
Đăng ký trực tuyến