Phương pháp học nhóm
Phương pháp dạy học hiệu quả, tích cực tại trường Tiểu học Quốc tế Thăng Long
Để trở thành một người giáo viên giỏi ngoài việc nâng cao kiến thức, phát huy năng lực, cá nhân mỗi giáo viên còn cần trang bị những kĩ năng tốt và phương pháp hay nhằm truyền đạt tới học sinh sao cho hiệu quả nhất.
Việc tìm ra các phương pháp dạy học tích cực, hiệu quả được dựa trên sự nghiên cứu khoa học của các nhà làm giáo dục.
Xin chia sẻ với các bạn đồng nghiệp một trong số các phương pháp dạy học đổi mới phù hợp với học sinh tiểu học mà tôi cũng như nhiều đồng nghiệp của trường Tiểu học Quốc tế Thăng Long tích cực áp dụng đã đem lại nhiều hiệu quả trong quá trình dạy học, đó là Dạy học theo nhóm.
Dạy học nhóm là một hình thức dạy học mà học sinh của một lớp được chia thành các nhóm nhỏ, thực hiện nhiệm vụ trong một thời gian cho trước và tự hoàn thành nhiệm vụ được giao. Kết quả của các nhóm sẽ được trình bày trước lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Những tiêu chí cơ bản để giáo viên lập nhóm:
- Nhóm gồm những bạn tự nguyện, có quan điểm, sở thích, hứng thú giống nhau.
- Các nhóm ngẫu nhiên bằng cách gọi theo danh sách hoặc đếm số thứ tự.
- Các nhóm có chung đặc điểm là sinh theo tháng hoặc cùng ngày.
- Nhóm cố định trong một thời gian dài.
- Nhóm có học sinh khá để hỗ trợ học sinh yếu.
- Phân chia nhóm theo năng lực học tập.
- Phân chia nhóm học sinh nam, học sinh nữ.
Tiến trình làm việc theo nhóm:
- Làm việc nhóm gồm các bước: chuẩn bị, lập kế hoạch hoạt động, thỏa thuận quy tắc làm việc, tiến hành giải quyết nhiệm vụ và chuẩn bị báo cáo.
- Học sinh trình bày, báo cáo kết quả và đánh giá, nhận xét.
Trên tinh thần áp dụng các tiêu chí, tiến trình giảng dạy học nhóm như trên, cá nhân tôi nhận thấy phương pháp học theo nhóm có những mặt ưu điểm nổi trội, phát huy được các năng lực của học sinh trên một số phương diện nhất định.
- Một số ưu điểm của phương pháp dạy học nhóm:
- Phát huy tính tích cực, tự lực và tính trách nhiệm của học sinh.
- Phát triển năng lực cộng tác làm việc. Tăng sự đoàn kết trong học sinh.
- Phát triển năng lực giao tiếp. Tăng cường sự tự tin cho học sinh.
- Hỗ trợ quá trình học tập mang tính xã hội.
- Tạo khả năng dạy học phân hóa.
- Hiệu quả học tập cao.
Với phương châm “chia sẻ và được sẻ chia”, tôi hi vọng được các bạn đồng nghiệp đón nhận và chia sẻ nhiều hơn nữa những phương pháp hay trong giảng dạy.
Tin bài: Thầy giáo Tống Xuân Hoài