Bộ 4 đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Hóa năm 2020-2021 có đáp án hay nhất

1616576972 | 0 bình luận | 4203 xem
Tổng hợp Bộ 4 đề thi giữa HK 2 Lớp 8 môn Hóa năm học 2020 - 2021 có đáp án kèm lời giải chi tiết, giúp các em lớp 8 ôn luyện đề hiệu quả nhất. Có file tải Word, PDF về miễn phí.

Kì thi giữa học kì 2 sắp tới, nhu cầu tìm kiếm nguồn tài liệu ôn thi chính thống có lời giải chi tiết của các em học sinh là vô cùng lớn. Thấu hiểu điều đó, chúng tôi đã dày công sưu tầm Bộ 4 đề thi giữa HK 2 Lớp 8 môn Hóa (Có đáp án) 2020-2021 với nôi dung được đánh giá có cấu trúc chung của đề thi giữa kì 2 trên toàn quốc , hỗ trợ các em làm quen với cấu trúc đề thi môn Hóa lớp 8 cùng nội dung kiến thức thường xuất hiện. Mời các em cùng quý thầy cô theo dõi bộ đề tại đây.

►Tham khảo một số bộ đề ôn thi giữa kì 2 Lớp 8 được xem nhiều:

2 Bộ đề thi giữa HK 2 lớp 8 môn Văn 2020-2021

Đề thi giữa HK 2 lớp 8 môn Văn THCS Trương Định 2018-2019

Đề thi Toán Lớp 8 học kì 2 2020 Sở GD&ĐT Quảng Nam (có đáp án)

Đề thi Toán Lớp 8 học kì 2 Trường Chuyên Hà Nội Amsterdam 2019

 

Đề thi giữa học kì 2 Lớp 8 Môn Hóa (Đề 1)

I. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm) (0,5 điểm/câu đúng) 

Câu 1: Dãy dung dịch nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành đỏ?

A. H3PO4, HNO3, HCl, NaCl, H2SO4

B. H3PO4, HNO3, KCl, NaOH, H2SO4

C. H3PO4, HNO3, HCl, H3PO3, H2SO4

D. H3PO4, KNO3, HCl, NaCl, H2SO4

Câu 2: Cho các phản ứng sau

1) Cu + 2AgNO3 -> Cu(NO3)2 + 2Ag

2) Na2O + H2O  -> 2NaOH

3) Fe + 2HCl   ->  FeCl2 + H2

4) CuO+ 2HCl   ->  CuCl+ H2O

5) 2Al + 3H2SO4    ->  Al2(SO4)3 + 3H2

6) Mg + CuCl2   ->  MgCl2 + Cu

7) CaO + CO2   ->  CaCO3

8) HCl+ NaOH  -> NaCl+ H2O

Số phản ứng thuộc loại phản ứng thế là:

 A. 3          B. 4             C. 5           D. 6

Câu 3: Dãy các chất gồm toàn oxit axit là: 

A. MgO, SO2         

B. CaO, SiO2         

C. P2O5, CO2         

D. FeO, ZnO

Câu 4: Phương pháp điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm là:

A. Đun nóng KMnO4 hoặc KClO3 ở nhiệt độ cao

B. Đi từ không khí 

C. Điện phân nước

D. Nhiệt phân CaCO3

Câu 5: Cho các oxit: CaO; Al2O3; N2O5; CuO; Na2O; BaO; MgO; P2O5; Fe3O4; K2O. Số oxit tác dụng với nước tạo bazơ tương ứng là:

A. 3             B. 4              C. 5              D. 2

Câu 6: Cho 11,2 gam Fe vào dung dịch chứa 0,25 mol H2SO4.  Thể tích khí thu được ở đktc là:

A. 4,48 lít               

B. 5,6 lít                 

C. 8,96 lít               

D. 11,2 lít

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1: Hoàn thành các phương trình hóa học sau:

a) CH4 + O2 -> (nhiệt độ)

b) P + O-> (nhiệt độ) 

c) CaCO3 -> (nhiệt độ) 

d) H2 + CuO -> (nhiệt độ) 

Câu 2: Cho các oxit có công thức: Fe2O3, MgO, CO2, SO3, P2O3, K2O, NO2

Cho biết đâu là oxit bazơ, đâu là oxit axit và gọi tên các oxit trên.

Câu 3: Dùng khí hidro để khử hết 50g hỗn hợp A gồm đồng(II) oxit và sắt(III) oxit. Biết trong hỗn hợp sắt(III) oxit chiếm 80% khối lượng. 

a) Viết các phương trình hóa học

b) Tính thể tích khí H2 cần dùng ở đktc.

 

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 8 môn Hóa - Đề 1

 

I. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm) (0,5 điểm/câu đúng) 

Câu 1: Đáp án C

Dãy các dung dịch axit làm quì chuyển thành đỏ

Câu 2 : Đáp án B

Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.Nên các phản ứng thế là: 1,3,5,6

Câu 3: Đáp án C

Câu 4: Đáp án A

Trong phòng thí nghiệm, khí oxi đươc điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như KMnO4 và KClO3

Câu 5: Đáp án B

Oxit bazơ tác dụng với nước tạo bazơ tương ứng: CaO; Na2O; BaO; K2O

Câu 6: Đáp án A

Fe + H2SO4  -> FeSO4 + H2

nFe = 11,2 : 56 = 0,2 mol

nH2SO4 = 0,25 mol

Vì 0,2 :1 < 0,25 : 1 => Fe là chất hết, H2SO4 dư

Số mol Htính theo chất hết => nH2 = 0,2 mol => VH2 = 0,2.22,4 = 4,48 lít 

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1:

a) CH4 + O2 -> (nhiệt độ) CO2 + 2H2O

b) 4P + 5O2 -> (nhiệt độ) 2P2O5

c) CaCO3 -> (nhiệt độ)  CaO + CO2

d) H2 + CuO -> (nhiệt độ) Cu + H2O

Câu 2:

- Oxit bazơ: Fe2O3, MgO ,K2O

Fe2O: sắt (III) oxit

MgO: magie oxit

K2O : kali oxit

- Oxit axit: CO2, SO3, P2O3, NO2

CO2: cacbon đioxit (khí cacbonic)

SO3: lưu huỳnh trioxit

P2O: điphotpho trioxit

NO: nito đioxit

Câu 3:

a) Phương trình hóa học

H2     + CuO   -> (nhiệt độ) Cu + H2O

3H2    +  Fe2O3 -> (nhiệt độ) 2Fe  + 3H2O

b) mFe2O3 = 50.80% = 40 gam => nFe2O3 = 40:160 = 0,25 mol

mCuO = 50-40 =10 gam => nCuO= 0,125 mol

H2         +        CuO      -> (nhiệt độ) Cu + H2O

0,125 mol    0,125 mol

3H2    +        Fe2O3   -> (nhiệt độ) 2Fe + 3H2O

0,75 mol       0,25 mol

nH2 = 0,125 + 0,75= 0,875 mol 

VH2 =0,875. 22,4 = 19,6 lít

 

Đề thi Hóa Lớp 8 giữa học kì 2 (Đề 2)

 

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Hãy chọn đáp án đúng trong mỗi câu sau:

Câu 1. Trong phòng thí nghiệm, oxi được điều chế từ 2 chất nào sau đây?

A. CuO; Fe3O4                                    B. KMnO4; KClO3

C. Không khí; H2O                              D. KMnO4; MnO2

Câu 2. Trong các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào là phản ứng hóa hợp:

A. S + O2 -> (Nhiệt độ) SO2                                     

B. CaCO3-> (Nhiệt độ) CaO + CO2

C. CH4 + 2O2-> (Nhiệt độ) CO2 + 2H2O        

D. 2H2O -> (Điện phân) 2H2 + O2

Câu 3. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào xảy ra sự oxi hóa

A. CaO + H2O → Ca(OH)2                    

B. S + O2-> (Nhiệt độ) SO2

C. K2O + H2O → 2KOH                      

D. CaCO-> (Nhiệt độ) CaO + CO2

Câu 4. Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy không khí dựa vào tính chất nào sau đây của oxi:

A. Khí O2 nhẹ hơn không khí

C. Khí O2 là khí không mùi.

B. Khí O2 dễ hoà tan trong nước.

D. Khí O2 nặng hơn không khí

Câu 5. Hiện tượng nào sau đây là sự oxi hóa chậm:

A. Đốt cồn trong không khí.

B. Sắt để lâu trong không khí bị gỉ.

 C. Nước bốc hơi.

D. Đốt cháy lưu huỳnh trong khôngkhí.

Câu 6. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng phân hủy

A. CuO + H2-> (Nhiệt độ) Cu + H2O            

B. CO2 + Ca(OH)-> (Nhiệt độ) CaCO3 + H2O

C. CaO + H2O -> (Nhiệt độ) Ca(OH)2           

D. Ca(HCO3)-> (Nhiệt độ) CaCO3 + CO2 + H2O

IITỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1:  Cho các chất sau: SO2, Fe2O3, Al2O3, P2O5. Đọc tên và hãy cho biết những chất nào là oxit bazơ, là oxit axit?

Câu 2:  Hoàn thành phản ứng sau:

a) S + O-> (Nhiệt độ)             

b) Fe + O-> (Nhiệt độ)

c) P + O-> (Nhiệt độ)             

d) CH4 + O-> (Nhiệt độ) 

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 16,8 gam Sắt (Fe) trong không khí

a) Tính khối lượng sản phẩm thu được?

b) Tính thể tích khí oxi, và thể tích không.khí cần dùng ở đktc? (biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí)

c) Tính khối lượng KMnO4 cần dùng để điều chế đủ oxi cho phản ứng trên? Biết rằng lượng oxi thu được hao hụt 20%

Cho biết: Fe = 56, O = 16, K = 39, Mn = 55

 

Đáp án đề thi khảo sát giữa kì 2 Lớp 8 Môn Hóa - Đề 2

 

I. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm) (0,5 điểm/câu đúng) 

Câu 1: Đáp án B

Trong phòng thí nghiệm, khí oxi đươc điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như KMnO4 và KClO3

Câu 2: Đáp án A

- Phản ứng hóa  hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu. => Phản ứng A

Câu 3: Đáp án B

Sự tác dụng của oxi với 1 chất là sự oxi hóa

Câu 4: Đáp án D

Thu khí oxi bằng hai cách: đẩy không khí hoặc đẩy nước

Oxi đẩy không khí ra khỏi lọ vì oxi nặng hơn không khí.

Câu 5: Đáp án B

Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng, thường xảy ra trong tự nhiên : các đồ vật bằng gang, thép trong tự nhiên dần biến thành oxit, sự oxi hóa chậm các chất hữu cơ trong cơ thể diễn ra liên tục,…

Câu 6: Đáp án D 

 Phản ứng phân hủy là phản ứng hoá học trong đó 1 chất sinh ra hai hay nhiều chất mới 

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1: 

Oxit axit: SO2, P2O5

SO2: Lưu huỳnh đioxit

P2O5: điphotpho pentaoxit

Oxit bazơ: Fe2O3, Al2O3

Fe2O3: Sắt (III) oxit

Al2O3: Nhôm oxit

Câu 2: 

a) S + O-> (Nhiệt độ) SO2

b) 3Fe + 2O-> (Nhiệt độ) Fe3O4

c) 4P + 5O-> (Nhiệt độ) 2P2O5

d) CH4 + 2O-> (Nhiệt độ) CO2 + 2H2O

Câu 3: 

a/ Số mol Fe là : nFe = 16,8: 56 = 0,3 mol

PTPƯ:

  3Fe   +   2O-> (Nhiệt độ) Fe3O4  (1)

0,3 mol → 0,2mol → 0,1 mol

Từ (1) ta có số mol Fe3O4 = 0,1mol

→ m Fe3O4 = n.M = 0,1.232 = 23,2gam

b/ Từ (1) ta có số mol O2 đã dùng nO2 = 0,2 mol

Thể tích khí oxi đã dùng ở đktc: VO2 = n.22,4 = 0,2.22,4 = 4,48 lít

Thể tích không khí đã dùng: Vkk = 5. VO2= 5.4,48 = 22,4 lít.

c/ PTPƯ

2 KMnO-> (Nhiệt độ) K2MnO4 + MnO2 + O2 (2)

0,4444mol  ←  0,222mol

Vì lượng Oxi thu được hao hụt 10% nên số mol Ocần có là:

nO2 = 0,2mol.100/90 = 0.222 mol

Từ (2) ta có số mol KMnO4 = 0,444mol

Khối lượng KMnO4 bị nhiệt phân

mKMnO4 = n.M = 0,444.158 = 70.152 gam

...

Tải file word, pdf Bộ 4 đề thi giữa HK 2 Lớp 8 môn Hóa (Có đáp án) 2020-2021 miễn phí

Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo và đối chiếu đáp án chính xác.

►Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn Hóa khác được cập nhật liên tục tại chuyên trang https://tailieu.com/ của chúng tôi.

Xem thêm
Chat với chúng tôi
Đăng ký trực tuyến