PHƯƠNG PHÁP VIẾT ĐOẠN VĂN
Để viết một bài văn hay, học sinh cần có kĩ năng viết đoạn tốt. Tuy nhiên nhiều trường hợp, học sinh rất lung túng khi viết đoạn văn. Vì vậy tôi muốn gửi tới học sinh một số phương pháp viết đoạn văn cơ bản.
Đầu tiên, ta cần hiểu về khái niệm đoạn văn?
Về mặt nội dung, đoạn văn là một ý hoàn chỉnh ở một mức độ nhất định nào đó về logic ngữ nghĩa, có thể nắm bắt được một cách tương đối dễ dàng. Mỗi đoạn văn trong văn bản diễn đạt một ý, các ý có mối liên quan chặt chẽ với nhau trên cơ sở chung là chủ đề của văn bản. Mỗi đoạn văn bản khi tách ra vẫn có tính độc lập tương đối của nó: nội dung của đoạn tương đối hoàn chỉnh, hình thức của đoạn có một kết cấu nhất định.
Về mặt hình thức, đoạn văn luôn luôn hoàn chỉnh. Sự hoàn chỉnh đó thể hiện ở những điểm sau: mỗi đoạn văn bao gồm một số câu văn nằm giữa hai dấu chấm xuống dòng, có liên kết với nhau về mặt hình thức, thể hiện bằng các phép liên kết; mỗi đoạn văn khi mở đầu, chữ cái đầu đoạn bao giờ cũng được viết hoa và viết lùi vào so với các dòng chữ khác trong đoạn.
Tiếp theo ta cần hiểu về kết cấu đoạn văn.
Trong văn bản, nhất là văn nghị luận, ta thường gặp những đoạn văn có kết cấu phổ biến: quy nạp, diễn dịch, tổng phân hợp; bên cạnh đó là đoạn văn có kết cấu so sánh, nhân quả, vấn đáp, đòn bẩy, nêu giả thiết, hỗn hợp,… -
- Đoạn diễn dịch.
Đoạn diễn dịch là một đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai ý tưởng chủ đề, mang ý nghĩa minh hoạ, cụ thể. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm những nhận xét, đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết.
- Đoạn quy nạp. Đoạn văn quy nạp là đoạn văn được trình bày đi từ các ý chi tiết, cụ thể nhằm hướng tới ý khái quát nằm ở cuối đoạn. Các câu trên được trình bày bằng thao tác minh hoạ, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giá chung.
phân tích hình tượng thơ trong đoạn cuối bài thơ “Đồng chí”, từ đó khái quát vấn đề trong câu cuối – câu chủ đề, thể hiện ý chính của đoạn: đánh giá về hình tượng thơ. Đây là đoạn văn phân tích có kết cấu quy nạp.
- Đoạn tổng phân hợp.
Đoạn văn tổng phân hợp là đoạn văn phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu khai triển được thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét hoặc nêu cảm tưởng, để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp lại, khẳng định thêm giá trị của vấn đề.
Về kiểu kết cấu đoạn văn, có rất nhiều kiểu đoạn văn khác nhau. Tuy nhiên, ở bậc THCS, các em chỉ cần chú trọng các kiểu đoạn văn trên .
Một số phương pháp viết đoạn văn :
- Xác định kiểu đoạn văn
- Dựng câu chủ đề dựa vào nội dung yêu cầu của đề bài .
- Đặt câu chủ đề vào đúng vị trí sau khi xác định kiểu đoạn văn
- Dựng các câu văn triển khai ý chủ đề.
Trên đây là một số phương pháp cơ bản viết đoạn văn. Rất mong các phương pháp sẽ có ích cho các em trong việc học văn, cô gửi tới các em một số bài tập thực hành. Chúc các em thành công!
Bài tập luyện tập:
1. Tháng 3, trường em tổ chức giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ đề “ ”. Em hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 – 12 câu, trong đó có phép thế, phát biểu suy nghĩ của mình về buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp đầy ấn tượng ấy. Quà dâng mẹ
2. Tháng 11, trường em tổ chức giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ đề “ ”. Em hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng 10 – 12 câu, trong đó có sử dụng phép lặp từ ngữ, phát biểu suy nghĩ của mình về buổi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đầy ấn tượng âý với em. Tôn sư trọng đạo
Đinh Thị Nắng Hồng - Giáo viên Ngữ văn trường THCS & THPT Quốc tế Thăng Long