HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TIẾNG ANH TRƯỜNG MẦM NON THĂNG LONG

1444269722 | 0 bình luận | 1140 xem

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trẻ em càng nhỏ tuổi khả năng tiếp thu ngôn ngữ của các em càng tốt, có thể bắt đầu ngay từ lứa tuổi mầm non, từ 3 tuổi trở đi. Nắm bắt được tầm quan trọng của việc học ngôn ngữ từ sớm cũng như vai trò của Tiếng Anh trong cuộc sống hiện đại, Hội đồng giáo dục cũng như  Ban giám hiệu trường Mầm non Thăng Long đã có những quan tâm trong việc tổ chức cho các con học sinh làm quen với Tiếng Anh ngay từ rất sớm.

Trong những năm qua nhà trường đã không ngừng đổi mới và có những bước tiến quan trọng. Cụ thể: thời lượng tiết học đã tăng từ 2 tiết/ tuần lên 3 tiết/tuần. Không chỉ tăng về thời lượng mà nhà trường còn chú trọng nâng cao chất lượng chương trình. Chương trình Tiếng Anh mà nhà trường sử dụng là sự kết hợp giữa Chương trình Giáo dục Mầm non của Bộ GD&ĐT với những cách tiếp cận giáo dục hiện đại và kiến thức Tiếng Anh phù hợp với từng lứa tuổi. Bên cạnh đó, nhà trường còn đầu tư về đội ngũ giáo viên cũng như phương pháp giảng dạy. Quan điểm trong chương trình là: Học vui - Vui học, với sự vận dụng nhịp nhàng các phương pháp trực quan, nghe - nhìn, vận động, tương tác và kiến tạo nhằm đem lại một môi trường học tập tự nhiên, phấn khích và tôn trọng sự đa dạng cá nhân. Các bài học được thiết kế thành hoạt động theo chủ đề và dựa vào đặc điểm tiếp thu của từng trẻ, phát huy tinh thần sáng tạo, tính chủ động, tinh thần độc lập của từng đối tượng học sinh và được thể hiện dưới các dạng thức:

- Trẻ học Tiếng Anh thông qua những trò chơi tương tác, cuốn sách truyện tiếng Anh đơn giản và dễ đọc. Những tranh vẽ minh họa, những đoạn truyện ngắn, đơn giản sẽ giúp trẻ phát triển khả năng nghe, đọc, nói và vốn từ vựng.

- Trẻ học Tiếng Anh thông qua việc sử dụng các bài hát. Vì có mối liên kết chặt chẽ giữa âm nhạc và ngôn ngữ trong não bộ. Học tiếng Anh qua các bài hát sẽ giúp các em có thể học và ghi nhớ từ vựng, ngữ pháp tốt hơn và hiệu quả hơn.

 - Các hoạt động theo nhóm được  chú trọng đến trong thiết kế chương trình. Những hoạt động nhóm nhỏ khoảng từ 4-6 em sẽ gợi nhu cầu giao tiếp của trẻ, khởi đầu với những hoạt động chưa yêu cầu các em phải nói nhưng vẫn gắn với những giao tiếp bằng tiếng Anh được học. Với các hoạt động theo từng nhóm như vậy, các em không chỉ có cơ hội học tiếng Anh mà còn có thể sử dụng và tương tác với ngôn ngữ mới này.

- Ngoài ra, học sinh còn được tham gia các hoạt động ngoại khóa, tìm hiểu văn hóa các ngày lễ: Giáng sinh, năm mới, tham gia biểu diễn văn nghệ.

Xin được dùng lời của PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn - Chủ nhiệm Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thay cho lời kết:  “Theo nghiên cứu, về mặt khoa học, thì trẻ ở độ tuổi 2 đến 3 tuổi, có khả năng tiếp thu được một ngoại ngữ mới, cũng tương tự như việc tiếp thu thụ đắc tiếng mẹ đẻ. Trẻ ngày càng tỏ ra thụ đắc và khi nhúng vào môi trường song ngữ như vậy, thì chắc chắn trẻ sẽ có khả năng thụ đắc và sử dụng tốt được cả hai ngôn ngữ. Vì vậy, tôi ủng hộ quan điểm là cho trẻ học tiếng Anh sớm, nhưng phải đúng phương pháp”.

Tú Anh – Giáo viên tiếng Anh

Xem thêm
Chat với chúng tôi
Đăng ký trực tuyến