DẠY HỌC TẠO HÌNH TRONG GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI

1480586679 | 0 bình luận | 740 xem

Hoạt động tạo hình là một trong những nội dung trọng tâm của chương trình giáo dục mầm non, thông qua đó phát triển toàn diện các giác quan, khả năng cảm thụ, óc sáng tạo và tư duy hình ảnh cho trẻ.

Sử dụng vật liệu sáng tạo trong môi trường mầm non là rất cần thiết, nhất là đối với việc phát triển tư duy hình ảnh và óc sáng tạo cho trẻ. Kết hợp nguyên liệu tạo hình đa dạng, đề cao phát triển óc sáng tạo và cảm xúc của trẻ là những nội dung cần được chú trọng.

Óc sáng tạo cần được hình thành và nuôi dưỡng từ nhỏ. Vì vậy, Giáo viên Tạo Hình (mĩ thuật), Giáo viên Mầm Non và Phụ Huynh, có vai trò rất quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự phát triển năng lực này.

Giáo viên cùng trẻ quan sát mọi sự vật, hiện tượng xung quanh để tạo cảm xúc, hướng dẫn và gợi ý cho trẻ sử dụng các đồ vật cũ để tạo ra ý tưởng mới…

Ở trường Mầm Non Thăng Long, sau ngày 20/11/2016 các con được thỏa sức sáng tạo với chủ đề “Sáng tạo từ Hoa Lá”

Nguyên vật liệu gồm có:

 - Hoa lá tươi.

 - Keo sữa, bút lông bôi keo.

 - Giấy A4 có hình (có sự hỗ trợ của hình liên quan)

Thực hành gồm 4 bước.

- B1: Tạo cảm hứng cho trẻ

- B2: Xếp hình, (theo ý thích và sáng tạo)

- B3: Dán keo cố định các cánh hoa

- B4: Hoàn thiện bài

Nhìn những bông hoa tươi thắm ấy cô và trò đã có cảm hứng ngay từ đầu tiết học, và qua 4 bước cơ bản cùng với sự hứng thú của cô và trò các con đã tự tay mình tạo ra một sản phẩm mới theo cách mới.

Dù hoa không tươi được lâu, nhưng qua tiết học cũng đã góp phần truyền cảm hứng và nuôi dưỡng óc sáng tạo cho trẻ.

Trong suốt quá trình năm học 2016- 2017 kết hợp với những bài học trong khung chương trình của Bộ Giáo Dục, các con còn được học, sử dụng vật liệu tạo hình sáng tạo đa dạng phong phú, như tạo hình từ lõi giấy vệ sinh, cúc áo nhựa, tạo hình các con vật bằng đĩa giấy, in ấn hình lá, rau, củ, quả, dĩa… cùng bắt nhịp với nhu cầu trong xã hội hiện đại  “Dạy học Tạo hình trong giáo dục hiện đại” với mục tiêu:

1-Lấy Học sinh làm trung tâm

2-Kích thích sự tương tác, suy nghĩ sáng tạo và phát triển nhận thức.

3-Từ đó giúp Học sinh phát triển được khả năng, các em có thể:

Biểu đạt , mô tả chính mình và giao tiếp thông qua hình ảnh, khám phá và hiểu được văn hóa thị giác.

Sau đây là một số hình ảnh hoạt động tạo hình “sáng tạo từ Hoa Lá” ở khối lớp Simba.

Giờ học mỹ thuật thật là vui! 

Mình phải thật chăm chú và tỉ mẩn

Sản phẩm thật tuyệt vời phải không các bạn?

Cô và trò cùng tham gia thật hăng say

 

Sản phẩm tuyệt vời từ hoa phải không các bạn?

Tin bài: Bùi Thị Hồng - GV Mỹ thuật trường Mầm non Thăng Long

Ảnh: Ban Truyền thông - BGS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết – Bùi Thị Hồng

Giáo viên Mĩ Thuật.

Xem thêm
Chat với chúng tôi
Đăng ký trực tuyến