KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG BỆNH THỦY ĐẬU

1481796110 | 0 bình luận | 952 xem

PHÒNG GD&ĐT QUẬN HOÀNG MAI

TRƯỜNG TIỂU HỌC QTTL

-----------

Số : … /2016/KH-THQTTL

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—¯–

            Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2016

KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG BỆNH THỦY ĐẬU

     Căn cứ vào tình hình thực tế của trường, lớp 3A4 đã có 3 bạn được chẩn đoán mắc bệnh thủy đậu,

      Căn cứ kế hoạch y tế trường Tiểu học Quốc tế Thăng Long, phòng y tế xây dựng kế hoạch phòng chống dịch thủy đậu như sau:

I> Mục đích yêu cầu:                             

­-  Nhằm bảo vệ sức khỏe cho học sinh và toàn bộ cán bộ trong trường, hạn chế đến mức thấp nhất sự lây truyền.

- Giám sát, phát hiện sớm bệnh dịch và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng nề.

II> Một số biện pháp phòng chống dịch :

  1. 1.     Đối với học sinh :

-   Học sinh phải thực hiện vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

-   Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

-   Giữ vệ sinh trường, lớp, nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát.

-   Phải được tiêm phòng đầy đủ.

  1. 2.     Đối với CBGV, NVKHI PHÁT HIỆN HỌC SINH, GVNV MẮC BỆNH TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC GIỮ LẠI TRÊN LỚP, PHẢI ĐƯA XUỐNG PHÒNG Y TẾ NGAY, ĐỂ CÁCH LY NGƯỜI BỆNH.:

-   GVCN thường xuyên liên hệ với phụ huynh để nắm chắc tình hình sức khỏe của học sinh, nếu học sinh ốm nghỉ.

-   Thường  xuyên theo dõi, nhắc nhở các em học sinh làm tốt công tác vệ sinh cá nhân.

-   GV bán trú: chịu trách nhiệm về vệ sinh lớp học, phòng ăn, phòng nghỉ, ca cốc, khăn mặt... của học sinh luôn sạch, đảm bảo vệ sinh. Tổ chức vệ sinh toàn bộ lớp học, ngâm rửa dụng cụ, đồ chơi, đồ dùng của học sinh bằng chất sát khuẩn, nước javel, nước tẩy rửa thông thường, hoặc chloramin B.

-   Bộ phận tạp vụ: thường xuyên khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm hàng tuần, lau nhà vệ sinh thường xuyên bằng chất tẩy rửa thông thường hoặc cloramin B.

-  Theo dõi sức khỏe học sinh hằng ngày. Nếu có học sinh ốm nghỉ, nghi ngờ, phát hiện có ca mắc bệnh, phải báo ngay cho BGH và phòng y tế để kịp thời xử lý.

-  Khi học sinh mắc bệnh đi học GVCN cần yêu cầu phụ huynh gửi lại giấy xác nhận học sinh đã khỏi bệnh, không có khả năng lây nhiễm do bác sĩ xác định.

-  Thực hiện nghiêm túc kế hoạch tổng vệ sinh vào thứ 6 hàng tuần.

  1. 3.        Đối với cha mẹ học sinh:

-  Gia đình cho các con đi tiêm phòng vacxin đầy đủ.

-  Nếu con có biểu hiện sốt nhẹ , kèm theo ớn lạnh. người mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu, đau cơ… xuất hiện “Nốt rạ” (từ 250 – 500 nốt) là những nốt ban đỏ, bọng nước ngứa xuất hiện ở trên da vùng đầu, mặt rồi lan ra khắp cả thân người, ban mọc có thể mọc ở cả niêm mạc miệng, họng, mũi, tai và bộ phận sinh dục. Cần đưa con đi khám ở cơ sở y tế sớm nhất, tránh những biến chứng có thể xảy ra .

  1. 4.         Đối với bộ phận bếp:

-   Vệ sinh nhà bếp sạch sẽ, nền bếp khô ráo.

-   Bát đũa xoong nồi rửa sạch sẽ, khô ráo, để đúng vị trí quy định.

-   Thực hiện nhà bếp một chiều.

-   Thực phẩm đầu vào phải có nguồn gốc, địa chỉ, rõ ràng.

-   Làm tốt công tác lưu mẫu thức ăn.

  1.  5.        Nhân viên y tế: thường xuyên giám sát sức khỏe của học sinh.

-   Tích cực tuyên truyền thường xuyên trên loa, bản tin nhà trường, buổi chào cờ về một số bệnh sởi, cúm gia cầm, bệnh tay-chân-miệng ...

-   Nếu có trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, phải báo cho gia đình để đưa con đi khám và điều trị kịp thời, tránh lây lan và biến chứng nặng.

-   Kiểm tra đôn đốc các bộ phận vệ sinh phòng ban, lớp học sạch sẽ.

-   Phát động phong trào tổng vệ sinh toàn trường.

-   Báo cáo trung tâm y tế hỗ trợ và giúp đỡ.

           

  Nơi nhận:

- BGH để báo cáo.

- CBGV, NV để thực hiện.

- Lưu VP.

NGƯỜI LẬP

 

(Đã Ký)

 

 

DƯƠNG THỊ NGỌC ÁNH

HIỆU TRƯỜNG

 

 

(Đã Ký)

 

 NGUYỄN THỊ HIỀN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH THỦY ĐẬU (PHỎNG RẠ)

 

  1. 1.      Khái niệm:

-         Bệnh Thủy đậu hay còn gọi là bệnh trái rạ, là một bệnh lây nhiễm lành tính, rất thường gặp, do vi-rút Varicella Zoster gây ra. Bệnh xảy ra ở mọi nơi, mọi lứa tuổi, trẻ em nhiều hơn người lớn và thường nhẹ hơn người lớn.

  1. 2.      Nguyên nhân:

-         Do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh (qua các nốt ban ngứa hoặc các nốt phỏng nước ở da, qua nước bọt, dịch tiết mũi họng) hoặc do hít phải dịch tiết mũi họng của người bệnh có trong không khí.

-         Vì đặc điểm dễ lây lan nên môi trường: trường học, nhà trẻ, doanh trại quân đội, các đơn vị làm việc tập thể…là những nơi thuận lợi dễ làm bùng phát dịch.

-         Con người là nguồn chứa vi-rút duy nhất.

  1. 3.      Biểu hiện đặc trưng của bệnh :

-          Người mắc bệnh thường có sốt nhẹ , kèm theo ớn lạnh. người mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu, đau cơ…Ở trẻ em bệnh có thể xuất hiện đột ngột và hoàn toàn không có những biểu hiện trên.

-          Triệu chứng quan trọng và điển hình của thời kỳ này là “Nốt rạ” (từ 250 – 500 nốt) là những nốt ban đỏ, ngứa xuất hiện ở trên da vùng đầu, mặt rồi lan ra khắp cả thân người, ban mọc có thể mọc ở cả niêm mạc miệng, họng, mũi, tai và bộ phận sinh dục. Mức độ nặng nhẹ của bệnh liên quan đến số lượng bóng nước, bóng nước càng nhiều bệnh càng nặng.

-         Sau 5-10 ngày các bóng nước vỡ ra, khô lại thành vảy và bong vảy. Các vảy này không để lại sẹo vĩnh viễn nếu không bị nhiễm trùng da.

  1. 4.      Điều trị :

ð  Bệnh Thủy đậu thường nhẹ và tự khỏi nên có thể để bệnh nhân tại nhà để chăm sóc. chủ yếu là điều trị triệu chứng.

-         Cho người bệnh nằm trong phòng riêng, thoáng khí có ánh sáng mặt trời.

-         Vệ sinh mũi họng hằng ngày bằng dung dịch nước muối.

-          Thay quần áo và tắm rửa hằng ngày cho người bệnh bằng nước ấm hoặc nước chè xanh đun sôi. Người bệnh nên mặc quần áo rộng, nhẹ, mỏng để tránh cọ sát vào nốt rạ.

-         Đối với trẻ em, nên giữ sạch và cắt móng tay cho trẻ, nhằm tránh nhiễm trùng da do trẻ gãi trầy xước các nốt phỏng nước.

-         Cho ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả.

-         Dùng dung dịch xanh Methylen để chấm lên các nốt phỏng đã vỡ.

-         Sử dụng thuốc Acyclovir (uống + bôi).

-         Trường hợp bệnh nhân sốt cao có thể dùng các thuốc hạ sốt thông thường,có thể dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp nốt rạ bị nhiễm trùng: nốt rạ có mủ, tấy đỏ vùng da xung quanh...

  1. 5.      Nên tránh:

-         Để người bệnh ở trong phòng quá kín, cho mặc quần áo quá dày, không tắm rửa vệ sinh hằng ngày khiến người bệnh ngứa ngáy khó chịu, sẽ gãi gây trầy xước các nốt phỏng nước dễ dẫn đến biến chứng nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu.

-         Sử dụng các loại lá cây… đắp lên nốt rạ của người bệnh.

-          Không được dùng những loại thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da khi không có chỉ định của thầy thuốc. không dùng thuốc Aspirin để hạ sốt.

  1. 6.      Phòng bệnh:

-         Cách ly người bệnh với người khỏe :từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh (phát ban) cho đến khi các nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn (từ 7- 10 ngày) và sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng (khăn mặt, bát, chăn màn…)

-         Hạn chế tiếp xúc với người bệnh : Khi cần tiếp xúc thì phải đeo khẩu trang. Sau khi tiếp xúc phải rửa tay ngay bằng xà phòng. Đặc biệt những phụ nữ đang mang thai cần tuyệt đối nên tránh.

-         Vệ sinh phòng ở của người bệnh: Lau sàn phòng, bàn ghế, tủ giường, đồ chơi… hàng ngày bằng nước Javel, hoặc dung dịch Cloramin B sau đó rửa lại bằng nước sạch.

-         Tiêm chủng vắc-xin: là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất để chủ động phòng ngừa bệnh Thủy đậu. Vắc xin đã được chứng minh là có hiệu quả bảo vệ cao >97% sau chủng ngừa và kéo dài

  1. 7.      Biến chứng:

-         Biến chứng thường gặp nhất là nhiễm trùng da và các mô mềm ở trẻ em, viêm phổi ở người lớn. Ngoài ra còn có thể gặp các biến chứng: Nhiễm trùng máu, Viêm não, Viêm khớp, xuất huyết, Viêm mô tế bào…Một số trường hợp có thể gây tử vong

 

 

 

 

Hà Nội, Ngày 5 tháng 12  năm 2016

Tuyên truyền - Cán bộ y tế: Dương Thị Ngọc Ánh

 

Xem thêm
Chat với chúng tôi
Đăng ký trực tuyến