MÔN MĨ THUẬT Ở TRƯỜNG THCS & THPT QUỐC TẾ THĂNG LONG

1475663039 | 0 bình luận | 1553 xem

Hội họa có một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người, hướng con người đi tìm cái đẹp. Từ lâu hội họa đã cuốn hún trẻ thơ với sức mạnh diệu kỳ của nó. Nhà điêu khắc nổi tiếng người pháp Auguste Rodin đã nói: “Thế giới chỉ có thể hạnh phúc khi mỗi người có một tâm hồn nghệ sỹ”.

  Môn Mĩ thuật ở trường phổ thông góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh. Từ mục tiêu chung đối với giáo dục THCS,  mục tiêu cụ thể của môn Mĩ thuật là giáo dục thẩm mĩ, giáo dục cảm thụ cái đẹp".. giúp học sinh có những kiến thức ban đầu về mĩ thuật: có những hiểu biết cơ bản, cần thiết để hoàn thành được bài tập theo chương trình đào tạo, có hiểu biết sơ lược về mĩ thuật Việt Nam và thế giới. Từ đó học sinh có kĩ năng quan sát, nhận xét nhằm phát huy tư duy, trí tưởng tượng và sáng tạo. biết vận dụng cái đẹp vào trong học tập hay trong sinh họat hàng ngày.

  Môn mĩ thuật có khả năng liên kết, tích hợp với các môn học khác như: Lịch sử, Địa lí, Ngữ văn, Âm nhạc, Giáo dục công dân,… làm cho nhận thức của học sinh phong phú và sâu sắc hơn trong tiếp thu bài học. Quan trọng hơn nữa bộ môn Mĩ thuật còn nhằm giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, tạo điều kiện cho các em tiếp xúc, làm quen với cái đẹp, thưởng thức cái đẹp và hành động theo cái đẹp, góp phần tạo dựng môi trường thẩm mĩ cho xã hội, cái đẹp bao gồm cả hình thức và nội dung, hình thức thể hiện nội dung theo quan điểm  “nghệ thuật vị nhân sinh” có nghĩa là nghệ thuật phải gắn với cuộc sống, bắt nguồn từ cuộc sống và phục vụ cuộc sống. Thông qua môn học giáo dục cho học sinh thị hiếu thẩm mỹ, tình cảm thẩm mỹ, tình yêu đối với cái đẹp và ý thức vươn tới cái đẹp..

Đối với học sinh trường THCS & THPT Quốc tế Thăng Longth, với kiến thức của bộ môn Mĩ thuật đã được học ở trường,  các em đã biết vận dụng vào cuộc sống hàng ngày như: biết trang trí lớp học, góc học tập ở nhà,…và trong các môn học, các  em cũng đã có sự liên kết, ví dụ như khi cô giáo yêu cầu học sinh đọc một câu thơ nói về phong cảnh Việt Nam để vẽ một bức tranh phong cảnh về quê hương Việt Nam thì học sinh đã liên hệ:

                          “ Quê hương tôi có con sông xanh biếc

                        Nước gương trong soi bóng những hàng tre”..

Hay qua bài “ Tập phóng tranh, ảnh” các em lại vận dụng vào vẽ bản đồ  môn Lịch sử, Địa lí…

Vừa mới vào đầu năm học nhưng sự khéo léo của các em cũng đã dần được bộc lộ, nhất là các em học sinh khối 7, 8, 9. Còn các em mới vào lớp 6 với nhiều yêu cầu mới, kiến thức mới so với ở tiểu học nhưng với sự dẫn dắt của cô giáo cộng với sự chăm chỉ của bản thân nhiều “tay vẽ” cũng đã được cô phát hiện. Dưới đây là một số hoạt động trong giờ học mĩ thuật của các em:

Vẽ mẫu lọ hoa quả của học sinh lớp 7A2

Học sinh vẽ tranh sáng tạo từ các loại hạt

Học sinh sáng tạo tranh từ nguyên liệu tự nhiên

Âm nhạc và mĩ thuật luôn có một mối liên hệ vô hình thông qua vẽ theo nhạc học sinh không chỉ làm quen với kỹ thuật vẽ mà còn cảm nhận những mạch cảm xúc của từng tác phẩm âm nhạc. âm nhạc và giai điệu luôn gây hứng khởi cho học sinh, có thể làm cho học sinh năng động hơn, có khi nhảy múa, trong giờ học mĩ thuật này âm nhạc và vẽ tranh được kết hợp với nhau để tạo cho học sinh trí tưởng tượng sự thích thú sáng tạo, học sinh vừa cảm thụ tiết tấu âm nhạc vừa đưa màu theo âm nhạc lúc nhanh lúc chậm lúc đậm lúc nhạt. từ bài vẽ các em tiếp tục tư duy có thể trang trí một đồ dùng bất kỳ hay vẽ thêm vào một chủ đề mà các em yêu thích…

Bức tranh phong cảnh của bạn Hoàng Bảo Châu lớp 9A1 trên chất liệu màu nước

Bức tranh Sao đêm của bạn Liana lớp 9A1 trên chất liệu Acrylic

Với tất cả sự nỗ lực của thầy cô và trò trường THCS & THPT Quốc tế Thăng Long, tôi hi vọng môn học này sẽ giúp các em phát triển hoàn thiện bản thân trên các khía cạnh: Đức - Trí - Thể - Mĩ.

Bùi Thị Hồng – Giáo viên Mĩ thuật trường THCS & THPT Quốc tế Thăng Long.

Biên tập: Ban truyền thông trường THCS & THPT Quốc tế Thăng Long.

Xem thêm
Chat với chúng tôi
Đăng ký trực tuyến