Chiến lược phát triển Trường Tiểu học QT Thăng Long giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2026

1493775576 | 0 bình luận | 119 xem

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC

PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2021,

 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2026

Trường Tiểu học Quốc tế Thăng Long được thành lập năm 2010. Qua 5 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã gặp nhiều thử thách khó khăn trong những năm đầu mới thành lập nhưng cũng có rất nhiều thuận lợi. Trong công cuộc đổi mới nền giáo dục Việt Nam, nhà trường từng bước phát triển bền vững và ngày càng trưởng thành; nhà trường đã, đang và sẽ trở thành một ngôi trường có chất lượng giáo dục tốt, một địa chỉ tin cậy của cha mẹ học sinh và học sinh phường xung quanh trường và các quận, huyện trong thành phố Hà Nội. Những kết quả mà nhà trường đạt được trong những năm gần đây đã chứng minh điều đó.

Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2016-2021, tầm nhìn 2026 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của ban giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường Tiểu học Quốc tế Thăng Long là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết của Đảng về đổi mới giáo dục phổ thông, cùng các trường Tiểu học trong Quận xây dựng ngành giáo dục quận Hoàng Mai phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô và đất nước, hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới.

I. TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG

1. Môi trường bên trong.

1.1 . Điểm mạnh.

* Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường hiện tại có 61 đồng chí; trong đó: Cán bộ quản lý: 2, giáo viên: 39, nhân viên: 20

- Trình độ chuyên môn của cán bộ, giáo viên: 100% đạt chuẩn, trong đó trình độ Thạc sỹ: 2 ;  Đại học: 34;  Cao đẳng: 5; Trung cấp: 0

- Công tác tổ chức quản lý của BGH: Có tầm nhìn khoa học, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

- Tập thể CBGVNV nhà trường là một khối đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với nghề, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, 100% giáo viên đã thành thạo việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào giảng dạy.

Năm học

Số lớp

Số học sinh cuối năm

Cán bộ giáo viên

Ghi chú

Số lượng

Đạt chuẩn

Trên chuẩn

2013-2014

20

528

41

44

30

 

2014-2015

21

546

44

44

34

 

2015-2016

22

552

44

44

35

 

* Về cơ sở vật chất:

- Trong các năm học 2013-2014 đến 2015-2016, trường tiếp tục được nhà đầu tư bổ sung hoàn thiện các phòng chức năng, bổ sung cơ sở vật chất nhằm đáp ứng yêu cầu dạy và học trong giai đoạn đó. Nhà trường có đủ các phương tiện phục vụ cho giảng dạy, nghiên cứu của thầy và trò: Phòng vi tính với 31 máy được nối mạng; Phòng thư viện được đầu tư đủ các loại sách, báo, tạp chí, sách tham khảo cho giáo viên và học sinh, phục vụ cho nhu cầu khai thác và cập nhật thông tin của giáo viên và học sinh. Thư viện nhà trường được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công nhận là thư viện Tiên tiến và Xuất sắc.

- Khuôn viên nhà trường với hệ thống bồn hoa, cây cảnh, cây bóng mát, nhà đa năng, khu công trình vệ sinh của học sinh và giáo viên, nhà để xe của giáo viên và các công trình phụ trợ khác được bảo vệ bởi hệ thống tường bao khép kín. Môi trường sư phạm trong lành, xanh-sạch-đẹp, địa thế hài hoà, cha mẹ học sinh rất yên tâm khi con em mình được học tập tại trường.

- Trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 năm 2016.

* Chất lượng học sinh:

Chất lượng giáo dục toàn diện, tỷ lệ học sinh giỏi tăng.

Số lượng học sinh giỏi cấp Quận và cấp Thành phố tăng.

Tỷ lệ vào học sinh lớp 5 hàng năm thi đỗ vào các trường THCS chất lượng cao tăng.

1.2. Điểm hạn chế.

* Về đội ngũ giáo viên, nhân viên:

Một bộ phận nhỏ giáo viên do mới vào ngành nên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu giảng dạy hoặc quản lý, giáo dục học sinh.

* Cụ thể:

a. Kết quả xếp loại 2 mặt giáo dục:

 

Năm học

Số HS

Học lực

Hạnh kiểm

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

2013-2014

528

492

93,2

35

6,6

1

0,2

0

 

0

 

528

100

0

 

0

 

0

 

2014-2015

546

502

91.9

43

7,9

 

0,2

0

 

0

 

546

100

0

 

0

 

0

 

2015-2016

552

511

92,6

40

7,2

1

0,2

0

 

0

 

552

100

0

 

0

 

0

 

 

b. Chất lượng mũi nhọn:

Năm học

HS giỏi cấp Quận

HS giỏi cấp TP

HS giỏi cấp

Quốc gia

2013-2014

28

4

 

2014-2015

35

7

2

2015-2016

81

3

1

2.  Môi trường bên ngoài

2.1. Thời cơ

- Được sự quan tâm của Đảng ủy, chính quyền và các ban ngành đoàn thể của địa phương phường Đại Kim, của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp, của Nhà đầu tư Công ty CP Bảo Phát Việt Nam cùng sự chỉ đạo kịp thời, sâu sát của Phòng GDĐT quận Hoàng Mai về chuyên môn.

- Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập diễn ra mạnh mẽ, đồng thời trong sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, CBGVNV nhà trường có nhiều cơ hội học hỏi, giao lưu với nhiều đồng nghiệp các trường bạn trên địa bàn cũng như trên cả nước qua mạng internet, có điều kiện tiếp cận với trang thiết bị hiện đại.

- Đội ngũ giáo viên đa phần có chuyên môn vững vàng, hầu hết giáo viên trẻ được đào tạo bài bản có thể đáp ứng với việc đổi mới trong giảng dạy.

- Nhà trường được sự hỗ trợ, tín nhiệm của cha mẹ học sinh và tạo mọi điều kiện để nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục.

- Nhu cầu giáo dục chất lượng cao rất lớn và ngày càng tăng.

- Là trường ngoài công lập có chất lượng giáo dục cao trong thành phố.

2.2. Thách thức

- Mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội với ý thức, động cơ học tập của học sinh, xu thế cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, xu thế hội nhập.

- Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, yêu cầu đổi mới trong giáo dục, khả năng sáng tạo, việc tự nâng cao trình độ ngoại ngữ của CBGVNV còn học tập nhiều.

- Các tệ nạn xã hội nói riêng và những mặt trái của xã hội hiện đại nói chung đang có nguy cơ tác động không nhỏ đến việc hình thành nhân cách, đạo đức của học sinh.

- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại và việc sử dụng thành thạo các trang thiết bị hiện đại luôn là yêu cầu cấp thiết trong thời đại mà khoa học kỹ thuật phát triển nhanh như vũ bão.

3. Xác định các vấn đề ưu tiên

- Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn mới.

- Tích cực đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh; đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào quản lý và giảng dạy; tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

- Quan tâm giáo dục đạo đức học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng xử lý các tình huống thực tế, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, tích cực bảo vệ môi trường cho học sinh.

- Đổi mới công tác quản lý trên cơ sở đáp ứng theo các yêu cầu của các chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục.

- Áp dụng các chuẩn vào việc đánh giá hoạt động của nhà trường, cán bộ quản lý, giáo viên, về công tác quản lý, giảng dạy.

- Xây dựng văn hoá nhà trường, tạo dựng môi trường thân thiện, thỏa sức sáng tạo trong HS, CB,GV,NV.

II. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC

1. Sứ mệnh: Tạo dựng môi trường giáo dục thân thiện, năng động để mỗi học sinh được thỏa sức sáng tạo, phát triển tối đa khả năng của bản thân đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập của đất nước.

2. Tầm nhìn: Trở thành một ngôi trường có chất lượng cao giữ vững trường chuẩn quốc gia mức độ 2 và trung tâm văn hóa giáo dục của địa phương; là địa chỉ tin cậy để phụ huynh gửi gắm con em mình, nơi giáo viên và học sinh luôn năng động, thỏa sức sáng tạo, vươn tới thành công.

3. Giá trị:

-  Đoàn kết - hợp tác;

-  Trung thực - tự trọng;

-  Năng động - sáng tạo;

-  Tự hào - tự tin khát vọng vươn lên;                   

-  Phát triển - Đổi mới và hội nhập.

III. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC

1. Mục tiêu chung

- Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục toàn diện, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

+ Mục tiêu ngắn hạn: Đến năm 2019, trường Tiểu học Quốc tế Thăng Long luôn được công nhận đạt tiêu chuẩn “Trường học thân thiện - học sinh tích cực”.

+ Mục tiêu trung hạn: Đến năm 2021, trường Tiểu học Quốc tế Thăng Long phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục, đánh giá ngoài đạt cấp độ 3, công nhận lại trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

+ Mục tiêu dài hạn: Đến năm 2026, Trường Tiểu học Quốc tế Thăng Long phấn đấu đạt được các mục tiêu sau:

- Chất lượng giáo dục được khẳng định và phát triển bền vững.

- Thương hiệu nhà trường được nâng cao.

- Giữ vững Đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 2.

3. Chỉ tiêu.

3.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

- Đủ số lượng giáo viên, nhân viên theo quy định và được phân công chuyên môn hợp lí, đúng vị trí.

- 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp từ loại Khá trở lên, trong đó loại Tốt đạt từ 40% trở lên.

- 100% CBGVNV sử dụng thành thạo máy tính và sử dụng có hiệu quả các phần mềm ứng dụng trong giảng dạy và quản lý.

- Đạt 98% giáo viên có trình độ chuyên môn đại học trở lên.

3.2. Học sinh

- Quy mô:     + Lớp học: 25à 30 lớp.

                     + Học sinh: 900 học sinh.

- Chất lượng học tập:

            + Hoàn thành tốt và hoàn thành : 100 %.

            + Chưa hoàn thành : 0%.

            + Học sinh giỏi cấp Quận, Thành phố: Đứng thứ 10/18 trường

- Năng lực và phẩm chất :

            + Năng lực : Tốt và Đạt : 100 %          Cần cố gắng : 0%.

            + Phẩm chất : Tốt và Đạt : 100 %        Cần cố gắng : 0%.

- Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội, từ thiện,...

3.3. Cơ sở vật chất

- Phòng học, phòng làm việc, phòng Tin học, phòng Mỹ thuật, phòng Âm nhạc, phòng đa năng, phòng phục vụ học tập được trang bị các thiết bị phục vụ dạy học hiện đại.

- Xây dựng môi trường sư phạm “ Xanh - Sạch - Đẹp”.

4. Phương châm hành động

“Thỏa sức sáng tạo”;

“Chất lượng giáo dụcdanh dự của nhà trường".

IV. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC

1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá; quan tâm giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng xử lý các tình huống thực tế cho học sinh.

Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh, bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình của cấp học.

Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản; giáo dục ý thực sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

Thực hiện các chuyên đề như: Ứng dụng, khai thác CNTT trong dạy học. Dạy học các môn học văn hoá tích hợp với giáo dục đạo đức, giáo dục bảo vệ môi trường như thế nào, dạy học bằng phương pháp trải nghiệm, đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh... 

Người phụ trách: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn

2. Xây dựng và phát triển đội ngũ.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, đảm bảo cơ cấu; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Người phụ trách: Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn.

3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục.

Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hóa. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài.

Người phụ trách: Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục; kế toán, nhân viên thiết bị.

4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, xây dựng kho học liệu điện tử, thư viện điện tử, xây dựng website của nhà trường… Góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học.

Động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng được máy tính phục vụ cho công việc chuyên môn của mình.

Lên kế hoạch thi giáo án điện tử cấp tổ, cấp trường và động viên giáo viên đăng ký dự thi cấp Quận, Thành phố.

Người phụ trách: Phó Hiệu trưởng, tổ công tác công nghệ thông tin

5. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục.

- Xây dựng văn hoá nhà trường, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.

- Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nhà trường.

+ Nguồn lực tài chính:

 * Ngân sách Nhà đầu tư.

 *  Ngoài ngân sách “ Từ cha mẹ học sinh, các nhà hảo tâm,…”

+ Nguồn lực vật chất:

- Khuôn viên nhà trường, phòng học, phòng làm việc và các công trình phụ trợ.

- Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy -  học.

Người phụ trách: BGH, BCH Công đoàn, Ban CSVC.

6. Xây dựng thương hiệu

- Xây dựng thương hiệu là trách nhiệm của mỗi thành viên nhà trường bằng cách:

+ Khai thác hiệu quả website của nhà trường giúp cho việc tuyên truyền các kế hoạch, kết quả công việc của nhà trường được rộng rãi mọi người biết đến và cũng nhận được ý kiến tham gia của nhiều người.

+ Yêu cầu mỗi thành viên trong nhà trường đều nêu cao tinh thần làm chủ, chủ động nắm bắt và tuyên truyền những tin tức tích cực nhất nhằm xây dựng thương hiệu cho nhà trường trong nhân dân, trên trang thông tin điện tử của ngành, ….

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phổ biến kế hoạch chiến lược:

Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường, cơ quan chủ quản, cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến sự phát triển của nhà trường.

2. Tổ chức thực hiện:

Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.

3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược:

 - Giai đoạn 1: Từ 2016 - 2019, trường Tiểu học Quốc tế Thăng Long luôn giữ vững trường chuẩn quốc gia, đạt tiêu chuẩn “Trường học thân thiện-học sinh tích cực”.

- Giai đoạn 2: Từ 2020-2021, trường Tiểu học Quốc tế Thăng Long phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục, đánh giá ngoài đạt cấp độ 3, được công nhận lại trường chuẩn quốc gia mức độ 2.

Giai đoạn 3: Từ 2021- 2026, trường Tiểu học Quốc tế Thăng Long phấn đấu đạt được các mục tiêu sau:

+ Chất lượng giáo dục phát triển bền vững.

+ Thương hiệu nhà trường được nâng cao.

+ Giữ vững Đạt trường chuẩn quốc gia.

4. Đối với Hiệu trưởng:

Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.

5. Đối với Phó Hiệu trưởng:

Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.

6. Đối với Tổ trưởng chuyên môn:

Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

7. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên:

Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

8. Đối với học sinh:

Không ngừng học tập, rèn luyện đạo đức, tích cực tham gia hoạt động để sau khi hoàn thành chương trình Tiểu học có kiến thức, kỹ năng cần thiết đáp ứng được yêu cầu của các bậc học tiếp theo.

9. Ban đại diện cha mẹ học sinh:

- Hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất, cùng với nhà trường tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh thực hiện một số mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.

- Tăng cường giáo dục ở gia đình, vận động phụ huynh học sinh quan tâm, đầu tư đúng mức đối với con em, tạo điều kiện tốt nhất để các em học tập, rèn luyện.

10. Các Tổ chức, Đoàn thể trong trường:

- Hàng năm xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể, thực hiện các nội dung liên quan trong vấn đề thực hiện Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.

- Tuyên truyền, vận động mọi thành viên của tổ chức mình thực hiện tốt các nội dung và giải pháp trên, đóng góp ý kiến với nhà trường về việc điều chỉnh, bổ sung những nội dung, phương pháp phù hợp để có thể thực hiện tốt kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường; phối hợp với nhà trường trong quá trình theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện của mỗi cá nhân, tập thể trong trường.

VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:

1. Kết luận:

Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường được xây dựng trong giai đoạn nhà trường đã được công nhận danh hiệu trường Chuẩn quốc gia giai đoạn 2016-2021. Tuy nhiên để đạt được các chỉ tiêu đề ra và giữ vững danh hiệu trường Chuẩn quốc gia, nhà trường còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Song với tinh thần đoàn kết, sáng tạo, sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường, đặc biệt có được sự quan tâm, giúp đỡ, ủng hộ của các ban ngành, đoàn thể, Ban đại diện cha mẹ học sinh … trường Quốc tế Thăng Long nhất định thực hiện thành công kế hoạch chiến lược đã đề ra.

2. Kiến nghị:

2.1. Đối với  Phòng Giáo dục - Đào tạo:

+ Phê duyệt Kế hoạch chiến lược và tạo điều kiện cho nhà trường trong việc thực hiện nội dung theo đúng Kế hoạch, các hoạt động của nhà trường phù hợp với chiến lược phát triển của ngành.

+ Hỗ trợ, hướng dẫn về chuyên môn để nhà trường thực hiện hiệu quả các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.

2.2. Đối với nhà đầu tư : Công ty CP Bảo Phát Việt Nam:

+ Phê duyệt Kế hoạch chiến lược và tiếp tục tạo mọi điều kiện về tài chính, bổ sung cơ sở vật chất hàng năm theo hướng hiện đại, tuyển dụng đội ngũ giáo viên giỏi, tâm huyết, gắn bó với nhà trường để giữ vững lộ trình phát triển và thực hiện thành công Kế hoạch chiến lược phát triển trường Tiểu học Quốc tế Thăng Long.

+ Công khai chế độ chính sách, học bổng để giữ được giáo viên giỏi, học sinh giỏi của trường.

2.3. Đối với nhà trường:

- Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra đánh giá và có giải pháp phù hợp để thực hiện kế hoạch chiến lược trong từng giai đoạn cụ thể.

- Kịp thời đề xuất, kiến nghị lên cấp trên khi có những vấn đề phát sinh cần hỗ trợ.

Nơi nhận:

- Công ty CP Bảo Phát VN;

- Phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai;

- Hội đồng trường;

- Ban soạn thảo Chiến lược;

- CBGVNV, CMHS nhà trường;

- Lưu VT+Hồ sơ.

HIỆU TRƯỞNG

 

 ( Đã ký) 

 

 

Nguyễn Thị Hiền

 

 

 

 

 

 

Xem thêm
Chat với chúng tôi
Đăng ký trực tuyến