CẦN LÀM TỐT CÔNG TÁC LIÊN THÔNG TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC BILL GATES

1475143524 | 0 bình luận | 773 xem

 

Vấn đề liên thông trong Hệ thống giáo dục Bill Gates (Bill Gates Schools - BGS) là cực kỳ quan trọng với các nhà trường Tiểu học và Trung học. Nếu làm tố công tác liên thông, chúng ta sẽ nhận được các lứa học sinh có kiến thức chuyên môn, tiếng Anh và các kỹ năng mềm đã được rèn luyện và hấp thu từ các lớp dưới rất tốt, đáp ứng được các yêu cầu chất lượng giáo dục mà các trường đã đề ra. Thực tế đã cho thấy phần lớn các học sinh liên thông đều có kiến thức chuyên môn và kỹ năng vượt trội so với các học sinh bên ngoài chuyển đến.

Vậy, thực trang liên thông tại BGS như thế nào?

Trước tiên, tôi xin để cập vấn đề thứ nhất: liên thông từ Tiểu học lên Trung học cơ sở (Lớp 5 lên 6):

Số lượng học sinh chuyển lên lớp 6 có tăng dần lên theo các năm, đặc biệt là năm 2016-2017, số lượng học sinh lớp 5 chuyển lên chiếm 75% tổng số học sinh khối 6. Tuy nhiên con số này cần phải được tăng cao và đẩy mạnh hơn nữa.

Giáo viên trong hệ thống ngày càng chủ động hơn trong việc tuyên truyền tuyển sinh và đặc biệt đội ngũ giáo viên cấp 2, với sự tự tin đã dần chiếm được niềm tin từ phía phụ huynh học sinh, song niềm tin đấy còn chưa được quảng bá rộng rãi, vẫn còn bó hẹp trong khuôn khổ.

Phụ huynh khối tiểu học có nhiều sự quan tâm hơn đối với các chương trình và hoạt động khối THCS và THPT tổ chức. (Ví dụ như chương trình giao lưu với học sinh lớp 5; Chương trình hội chợ vui khoa học tiếng Anh; Trại xuân Bill Gates Schools hay Hội chợ Hoa Anh Đào …).

Bên cạnh đó còn tồn tại  học sinh trong hệ thống có xu hướng chuyển sang môi trường khác do điền kiện về kinh tế của gia đình; hoặc do nhu cầu muốn thi vào các môi trường chuyên, lớp chọn và cũng đã có thêm nhiều học sinh đã đến vì tính ưu việt của nhà trường.

Vấn đề thức hai, liên thông THCS lên THPT (Lớp 9 lên 10):

Trong các năm vừa qua, số lượng học sinh lớp 9 chuyển lên lớp 10 chiếm khoảng từ hơn 40% đén 50%. Điều đó cho thấy việc liên thông 9 lên 10 là có khởi điểm tốt và khả quan.  Đối tượng học sinh chuyển lên cấp 3, bản thân các em đã có sự phân hóa, phân môn và định hướng các khối học, cộng với điều kiện kinh tế của gia đình nên các em sẽ có nhiều thay đổi về môi trường học hơn. Bên cạnh đó, còn tồn tại dư luận của PHHS là học sinh liên thông lên khối lớp 10 là những học sinh có học lực còn yếu, đầu vào tuyển sinh còn thấp, dẫn đến chất lượng không cao.

Đâu là giải pháp để công tác liên thông phát triển tốt?

Vấn đề cốt lõi là giáo viên phải luôn chủ động, tự tin, sáng tạo và linh hoạt trong mọi tình huống.

Chúng ta nên đáp ứng được mong muốn của PHHS và của chính học sinh. Chúng ta phải biết lắng nghe và chắt lọc những ý kiến, nguyện vọng của cha mẹ học sinh. Chúng ta dạy những kiến thức mà học sinh cần chứ không đơn thuần dạy theo cách mà giáo viên nghĩ theo lối áp đặt.

Phụ huynh còn thắc mắc và đắn đo về chất lượng của giáo viên thì giáo viên phải thực sự mở rộng (hay nói cách khác là nhân rộng) niềm tin đối với PHHS và học sinh trong hệ thống, bằng cách quan tâm dạy dỗ và có nhiều phương pháp đổi mới mang tính hiệu quả đối với chính khối học sinh lớp 6 và khối học sinh lớp 10 đang đảm nhiệm. Giáo viên phải nỗ lực để không còn suy nghĩ “là những giáo viên trẻ không có nhiều kinh nghiệm giảng dạy và phương pháp dạy học”  bằng cách có nhiều bài giảng hay, tận tình quan tâm đến học sinh, lấy cái tâm trong nghề để cảm hóa các em học sinh. Và thực tế, chúng ta đã và đang thực hiện giải pháp này. Tôi đã được thấy những gương mặt các cô giáo trẻ tâm huyết, chăm chút các em học sinh qua từng bài giáo án soạn tay, hay thời gian các cô miệt mài giảng giải những bài học cho các em học sinh sau giờ.

Học sinh có mong muốn được học tập và đạt thành tích cao trong các kỳ thi chọn lọc học sinh giỏi thì giáo viên nên chủ động thành lập các đội tuyển học sinh giỏi từ đầu năm, hướng dẫn ôn tập cũng như phát phiếu chấm - chữa cho học sinh. Qua đây tôi cũng mong muốn Hội Đồng Quản trị cùng phối hợp với Ban Giám Hiệu có sự quan tâm hơn đến việc ôn luyện cho học sinh mũi nhọn của các bộ môn để giáo viên được phát huy tối đa khả năng của mình, vì như chúng ta biết, đa số các giáo viên ngồi đây đều là những giáo viên đã được đào tạo qua các lớp tài năng, thậm chí trong số họ còn những cá nhân đạt được giải quốc gia ở một số bộ môn.

Đối với cương vị giáo viên, tôi nghĩ tất cả chúng ta nên cùng chung tay xây dựng một môi trường giáo dục có chỗ đứng trong lòng phụ huynh, để từ đó tự bản thân họ sẽ tuyên truyền cho chính chúng ta. Chúng ta đã được nghe, được rèn luyện 7 thói quen thành đạt từ đầu năm, tôi vô cùng tâm đắc với thói quen thứ 6 là “ Đồng tâm hợp lực”. Khi chúng ta hợp lực là chúng ta có sức mạnh. Chúng ta luôn ghi nhớ đời sống của các CBCNV sẽ ngày càng nâng cao khi và chỉ khi số lượng học sinh tăng lên. Vậy nên tất cả các cán bộ công nhân viên từ hệ thống mầm non, tiểu học lên đến hệ thống THCS&THPT chúng ta cần liên kết lại với nhau một cách chặt chẽ, giúp đỡ lẫn nhau, tuyên truyền quảng bá theo đúng định hướng của Hội Đồng Quản trị và nhà trường, thì lúc đó chúng ta sẽ thực sự có sức mạnh.

 

Nguyễn Thị Thanh Huyền – Giáo viên Trung học

Xem thêm
Chat với chúng tôi
Đăng ký trực tuyến