LẮNG NGHE VÀ THẤU HIỂU

1493975942 | 0 bình luận | 3488 xem

Sean Covey (24/10/1931 – 16/7/2012) được biết đến với tác phẩm nổi tiếng 7 thói quen của bạn trẻ thành đạt (The Seven Habits of Highly Effective Teens) cuốn sách gối đầu giường của các nhà lãnh đạo cũng như các đại gia thế giới. 

Khác nhiều cuốn sách lý thuyết khô khan, tác phẩm  của Sean Covey với lối viết tươi vui, dí dỏm, ngắn gọn, dễ hiểu, rất nhiều mẩu chuyện thực tế  và ý nghĩa, các bài thơ thú vị, hình ảnh minh họa dễ thương, sinh động vẫn đúc kết được bài học từ 7 thói quen của bạn trẻ thành đạt. Trong 7 thói quen, tôi thấy ấn tượng nhất là thói quen thứ 5. Tôi đã được biết đến 7 thói quen thành đạt của tác giả Sean Covey trước đó. Nhưng để tôi thực sự hiểu thói quen này, có lẽ tôi phải cảm ơn trường Bill Gates rất nhiều, bởi nhà trường đưa 7 thói quen vào chương trình rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh mà tôi mới có nhiều cơ hội trải nghiệm cùng các thói quen và từ đó giúp tôi nhớ và hiểu 7 thói quen từ lúc nào không hay. Bản than tôi thấy 7 thói quen thật có ý nghĩa sâu sắc biết bao! Từ năm học 2016 - 2017 nhà trường đã đưa chương trình rèn luyện 7 thói quen thành đạt vào chương trình kĩ năng sống cho học sinh, và cả toàn thể cán bộ giáo viên. Thực sự đối với tôi, chương trình này mang đến cho tôi thật nhiều bài học và trải nghiệm vừa đơn giản mà lại đong đầy giá trị sâu sắc.
Tác giả gửi đến độc giả bài học quan trọng: “Bạn có hai tai để nghe nhưng chỉ có một cái miệng để nói”. Thói quen này đối với mọi người tưởng là dễ nhưng thật ra lại rất khó. Nhiều người đều thích nói trước nghe sau, đó cũng chính là lý do vì sao mà trong nhiều lĩnh vực hay quan hệ tình cảm hằng ngày của họ luôn gặp trục trặc và không được như mong đợi. Do vậy để đạt được điều mình mong muốn chính bản thân phải biết kiên nhẫn lắng nghe một cách chân thành.
Biết lắng nghe để thấu hiểu và để được thấu hiểu. Khi chúng ta lắng nghe với ý muốn thấu hiểu người khác, chứ không phải để đối đáp, thì đó là khi chúng ta bắt đầu một cuộc giao tiếp thật sự và gây dựng mối quan hệ. Khi nào người khác cảm thấy mình được thấu hiểu, họ sẽ cảm thấy được ủng hộ và tôn trọng, hàng rào phòng thủ được hạ xuống, cơ hội nói chuyện cởi mở và thấu hiểu lẫn nhau sẽ đến một cách tự nhiên và dễ dàng hơn. Muốn thấu hiểu người khác cần sự tử tế, muốn được người khác thấu hiểu cần sự can đảm. Tính hiệu quả nằm trong sự cân bằng giữa hai vế đó.
Chúng ta thường “lắng nghe” người khác nói với 4 thái độ sau:
          + Làm ngơ : Thái độ này khó có thể coi là lắng nghe
          + Giả vờ lắng nghe : Chúng ta có thể buông những câu cảm thán như : “Vâng”,” À há”, “Hay đấy! “ xen vào câu chuyện của người khác nhưng thực ra không hể chú tâm đến nó.               + Lắng nghe có chọn lọc : tức là chỉ nghe một phần của cuộc đối thoại.
          + Chăm chú lắng nghe : Là tập trung toàn bộ lời người khác nói
          Tuy nhiên, rất ít người trong chúng ta biết cách lắng nghe với thái độ thứ 5, mức độ cao nhất của sự lắng nghe – đó là lắng nghe và thấu hiểu.
Lắng nghe và thấu hiểu:
          + Là lắng nghe với mục đích trước hết để thực sự hiểu người khác
         + Là đi vào bên trong khung tham chiếu của người khác. Bạn nhìn sự việc thông qua họ, hiểu mô thức của họ, hiểu suy nghĩ của họ, cảm nghỉ của họ
          + Bản chất của lắng nghe thấu hiểu không phải ở chỗ bạn đồng ý với người khác, mà là hiểu đầy đủ, sâu sắc về người đó, cả tình cảm cũng như suy nghĩ của họ
Khi lắng nghe thấu hiểu, bạn không chỉ nghe bằng tai, mà qua trọng hơn bạn con nghe bằng mắt và cả con tim. Bạn lắng nghe để cảm nhận, để giải nghĩa, để hiểu được hành vi của người khác, bạn nhận thức, trực cảm và cảm nhận. Lắng nghe thấu hiểu có sức mạnh lớn lao vì nó đem lại những dữ liệu chính xác để bạn sử dụng. Thay vì dựa vào kinh nghiệm chủ quan của mình để nhìn nhận, lý giải những suy nghĩ, tình cảm, động cơ và hành vi của người khác, bạn sẽ dựa vào thực tế khách quan.
Chính vì ý nghĩa sâu sắc và hiệu quả của thói quen thứ 5 trong công việc và trong mối quan hệ giữa mọi người. Vì vậy tôi đã áp dụng dạy học và rèn luyện thói quen 5 các con bằng các hình thức: dạy trong giờ sinh hoạt, rèn luyện cho các con trong cách trả lời câu hỏi khi trong các môn học, rèn luyện trong giao tiếp giữa các bạn học sinh với nhau. Không những vậy, một hình thức hiệu quả hơn cả, đó là các con luyện tập nhảy theo bài Seven habit, đóng kịch trong các buổi trực tuần. Đặc biệt, muốn thói quen này đi sâu vào tiềm thức và thói quen của các bạn học sinh, ta cần rèn luyện thói quen này hàng ngày.
Với lớp 6A1, tôi đã có thật nhiều kỉ niệm khi lớp được phân công trực tuần trong buổi chào cờ về thói quen 5. Lớp tôi đã đóng một vở kịch mang tên “ Cây vợt bắt bướm của Gấu Trắng”, vở kịch tuy giản dị nhưng đã làm cho các thầy cô và các bạn học sinh trong toàn trường biết thêm về thói quen này.
Đối với riêng tôi, là một giáo viên đã từng trải và có nhiều năm kinh nghiệm, tuy nhiên tôi thấy bản thân mình vẫn cần rèn luyện rất nhiều theo 7 thói quen ấy, đặc biệt là thói quen thứ 5. Theo tôi, ai cũng cần rèn luyện thói quen thứ 5 để biết lắng nghe người khác cũng như lắng nghe chính mình bằng cả tâm hồn và con tim . Từ đó mọi người sẽ hiểu nhau hơn cũng như mỗi người cũng sẽ nhìn lại bản thân để tự hoàn thiện mình. Như câu hát của nhạc sĩ Thanh Tùng: 
                         “ Hát đi em, hát lên những lời trái tim 
                          Để mỗi tiếng ca, bỗng như ta gần nhau thêm”
Với tâm huyết của một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn mong muốn rèn luyện các con trở thành những công dân tốt, đóng góp tích cực cho đất nước, và tôi nhận ra: Hãy biết rèn luyện cho các con 7 thói quen thành đạt bởi đó là chìa khóa thành công.
                                                      Cô giáo Đinh Thị Nắng Hồng- Giáo viên chủ nhiệm lớp 6A1

 

Xem thêm
Chat với chúng tôi
Đăng ký trực tuyến