MÔN MĨ THUẬT Ở CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ

1470713236 | 0 bình luận | 826 xem

  Môn Mĩ thuật ở trường phổ thông góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh. Từ mục tiêu chung đối với giáo dục THCS,  mục tiêu cụ thể của môn Mĩ thuật là giáo dục thẩm mĩ, giáo dục cảm thụ cái đẹp".. giúp học sinh có những kiến thức ban đầu về mĩ thuật: có những hiểu biết cơ bản, cần thiết để hoàn thành được bài tập theo chương trình đào tạo, có hiểu biết sơ lược về mĩ thuật ViệtNamvà thế giới. Từ đó học sinh có kĩ năng quan sát, nhận xét nhằm phát huy tư duy, trí tưởng tượng và sáng tạo.

  Môn mĩ thuật THCS có khả năng liên kết, tích hợp với các môn học khác như: Lịch sử, Địa lí, Ngữ văn, Âm nhạc, Giáo dục công dân…, làm cho nhận thức của học sinh phong phú và sâu sắc hơn trong tiếp thu bài học. Quan trọng hơn nữa bộ môn Mĩ thuật còn nhằm giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, tạo điều kiện cho các em tiếp xúc, làm quen với cái đẹp, thưởng thức cái đẹp và hành động theo cái đẹp, góp phần tạo dựng môi trường thẩm mĩ cho xã hội, cái đẹp bao gồm cả hình thức và nội dung, hình thức thể hiện nội dung theo quan điểm  “nghệ thuật vị nhân sinh” có nghĩa là nghệ thuật phải gắn với cuộc sống, bắt nguồn từ cuộc sống và phục vụ cuộc sống. Thông qua môn học giáo dục cho học sinh thị hiếu thẩm mỹ, tình cảm thẩm mỹ, tình yêu đối với cái đẹp và ý thức vươn tới cái đẹp..

Đối với học sinh trường thcs – THPT QUỐC TẾ THĂNG LONG th, với kiến thức của bộ môn Mĩ thuật đã được học ở trường  các em đã biết vận dụng vào cuộc sống hàng ngày như: biết trang trí lớp học đẹp hơn,…và trong các môn học các  em cũng đã có sự liên kết, ví dụ như khi cô giáo yêu cầu học sinh đọc một câu thơ nói về phong cảnh Việt Nam để vẽ một bức tranh phong cảnh về quê hương Việt Nam thì hs đã liên hệ:

                          “ Quê hương tôi có con sông xanh biếc           

                        Nước gương trong soi bóng những hàng tre”..

Hay qua bài “ Tập phóng tranh, ảnh” các em lại vận dụng vào vẽ bản đồ  môn Lịch sử, Địa lí…

Vừa mới vào đầu năm học nhưng sự khéo léo của các em cũng đã dần được bộc lộ, nhất là các em học sinh khối 7, 8. Còn các em mới vào lớp 6 với nhiều yêu cầu mới, kiến thức mới so với ở tiểu học nhưng với sự dẫn dắt của cô giáo cộng với sự chăm chỉ của bản thân nhiều “tay vẽ” cũng đã được cô phát hiện. Dưới đây là một số hoạt động trong giờ học mĩ thuật của các em:

 

 

Với tất cả sự nỗ lực của Cô và trò trường THCS- THPT QUỐC TẾ THĂNG LONG, Tôi mong muốn thông qua bộ môn sẽ giúp các em phát triển hoàn thiện hơn cả về: Đức - Trí - Thể - Mĩ.

                                                    Giáo viên mĩ thuật

                                                    Bùi Thị Hồng

Xem thêm
Chat với chúng tôi
Đăng ký trực tuyến