LÍ GIẢI VỀ HIỆN TƯỢNG CẦU VỒNG SAU CƠN MƯA

1480987300 | 0 bình luận | 395 xem

 

Cầu vồng là hiện tượng quang học thiên nhiên mà hầu như ai trong chúng ta đều từng được chiêm ngưỡng. Ở nhiều nền văn hóa khác nhau, cầu vồng xuất hiện được coi là mang đến điềm lành cho nhân thế.

Thực tế cầu vồng không phải là một vật thể xác định mà nó là sự tán sắc ánh sáng Mặt trời sau khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa. Các màu sắc cầu vồng luôn nằm theo thứ tự: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.

 Ánh sáng Mặt Trời là một hỗn hợp các màu sắc hòa trộn vào nhau mà mắt chúng ta không thể phát hiện ra các màu sắc này. Chỉ khi được chiếu qua một lăng kính thủy tinh, các tia ánh sáng bị bẻ cong hay còn gọi là khúc xạ để tạo thành một dải màu sắc liên tục mà ta gọi là quang phổ. Các tia màu đỏ bị bẻ cong ít nhất, sau đó đến các tia màu cam, vàng, xanh lá cây, xanh lam và cuối cùng là tia màu tím bị bẻ cong nhiều nhất.

 Các giọt nước cũng có thể thay thế vai trò của một lăng kính. Khi ánh sáng Mặt Trời đi qua lăng kính, các tia sáng bị bẻ cong và sau đó bị phản xạ lại và đi ra ngoài giọt nước theo một góc 42 độ. Điều đó giải thích cho việc chúng ta chỉ có thể nhìn thấy cầu vồng khi quay lưng lại với Mặt Trời và nhìn theo một góc 42 độ so với ánh sáng Mặt Trời.

Có hàng triệu giọt nước được chiếu sáng bởi Mặt trời vì vậy cầu vồng không phải là duy nhất. Tuy nhiên chúng ta có thể nhìn thấy một cầu vồng tại cùng một thời điểm. Ở các nơi khác nhau, chúng ta sẽ thấy một cầu vồng hoàn toàn khác.

Trần Huyền Trang - Giáo viên Vật Lý trường THCS - THPT Quốc tế Thăng Long 

Xem thêm
Chat với chúng tôi
Đăng ký trực tuyến